Free ship
Guarantee 365 days

4 Bệnh Thường Gặp Ở Chó Poodle Và Biện Pháp Xử Lý

Poodle là một trong những giống chó phù hợp nhất cho những người mới nuôi. Chúng cực dễ chăm sóc nhưng cũng không tránh khỏi việc bị mắc phải 1 số bệnh về hô hấp, da lông, xương khớp và đường ruột.

>>Tham khảo: Bảng giá bán chó Poodle tại AZPET Shop 

1. Poodle dễ bị mắc bệnh hô hấp: 

suc khoe cho poodle 3
Poodle dễ bị mắc bệnh hô hấp do nhiễm lạnh

Poodle có thể bị ho do cảm lạnh gây nên hoặc khi vô tình hít phải vật lạ cũng làm cho cún bị ho. Tình trạng ho kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn và bệnh truyền nhiễm viêm phế quản. Trong trường hợp này bạn cần đem bé đến ngay bệnh viện thú y gần nhất để nhanh chóng khám và điều trị.

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

2. Poodle hay bị viêm da

suc khoe cho poodle 4
Vệ sinh sạch sẽ cho Poodle để tránh các bệnh về da lông

Poodle có ưu điểm là ít rụng lông như những giống chó khác. Nhưng đột nhiên vì một lý do nào đó mà lông của chó bị rụng dần đi. Nguyên nhân đầu tiên chính là việc chó có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như protein hoặc vitamin. Nguyên nhân thứ 2 đó là tình trạng nấm, viêm da, ghẻ… cũng khiến poodle rụng lông. Nguyên nhân thứ 3 có thể do chó không được thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.  

Ngoài ra khi mắc bệnh giun móc, mắt poodle sẽ bị nhợt nhạt ở kết mạc, lông trở nên thô và rối, dễ đứt, rụng thành từng mảng để lộ cả da và xuất hiện nhiều mụn. Tóm lại để hạn chế tình trạng rụng lông bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tẩy giun định kỳ, vệ sinh sạch sẽ nơi ở của cún đặc biệt vào những lúc chuyển mùa.

>> Xem thêm: Tại Sao Chó Mèo Bị Rụng Lông Nhiều? Bật Mí 6 Tips Hạn Chế Tình Trạng Này

3. Poodle dễ bị loạn sản xương khuỷu

suc khoe cho poodle 7
Nếu thấy bất thường, bạn cần đưa Poodle đi khám chữa ngay

Bệnh này thường gặp khi khớp hông bắt đầu yếu đi hoặc hoạt động kém hơn. Có thể là do di truyền và thường là hậu quả của việc hốc xương ở vị trí không chính xác dẫn đến trật khớp xương. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình cũng có thể gây ra bệnh loạn sản hông. 

Những dấu hiệu ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, thường đến khi chúng lớn lên mới có những dấu hiệu rõ ràng hơn. Bạn cần theo dõi tình trạng đi lại của cún. Nếu thấy bất thường thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đưa Poodle đi khám chữa kịp thời.

>>Tham khảo: Chế Độ Vận Động Cho Chó Poodle

4. Poodle hay bị đường ruột

suc khoe cho poodle 5
Khám sức khoẻ định kỳ cho chó Poodle

Poodle có hệ tiêu hóa yếu nên rất dễ mắc phải căn bệnh này. Khi bị viêm đường ruột cấp, bạn cần cho chúng đi điều trị ngay. Nếu để quá lâu, cún có thể thiếu chất, ốm yếu, còi cọc, dần bị kiệt sức và bị tử vong. Những tác động ngoại cảnh khiến Poodle chưa thích nghi kịp nên dễ bị bệnh. 

Bạn cần cho chó đi tiêm phòng, tẩy giun đầy đủ cũng như khám sức khoẻ định kỳ. Nếu thấy biểu hiện bệnh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa cún đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.  

>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

Tổng kết: Vừa rồi, AZPET đã giới thiệu đến các bạn 1 số bệnh lý thường gặp trên Poodle và biện pháp xử lý. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn chăm sóc Poodle 1 cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào, bạn hãy để lại bình luận nhé. AZPET sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất có thể.

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

Bình luận

Bài viết liên quan

Chat Zalo - Hỏi Thêm Về Bé Trả Lời Tức Thì 24/7

Giỏ hàng

0

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng