Free ship
Guarantee 365 days

Chó Mèo Bị Tiêu Chảy – Cách Chữa Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một vấn đề mà bất kỳ người nuôi thú cưng nào cũng sẽ gặp phải. Đó là tiêu chảy. Vậy tiêu chảy là gì, trường hợp nào thì nên điều trị tại nhà? Làm thế nào để chó mèo nhanh hồi phục? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân gây tiêu chảy?

Đây là tình trạng phân không thành khuôn hoặc lỏng và đi phân nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của nhiều bệnh hoặc nhiều vấn đề khác nhau. AZPET sẽ phân chia các lý do gây tiêu chảy vào 2 trường hợp: nhẹ và nguy cấp để các bạn dễ hiểu hơn.

1. Trường hợp nhẹ:

Đa số, chó mèo sẽ bỏ ăn, một số bé bị nôn nhưng vẫn chơi đùa, đi lại bình thường. Các nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy gồm:
– Do thay đổi thức ăn đột ngột
– Ăn quá nhiều, ăn quá no

tac hai cua do chien ran 7
Không nên cho chó mèo ăn nhiều đồ chiên rán

– Ăn phải một số đồ ăn kích thích đường ruột như: gia vị, dầu mỡ, sữa của người, hải sản, thịt sống, bánh kẹo ngọt,…
– Do thay đổi môi trường sống, đi đường xa
– Do bát ăn uống không sạch sẽ, đồ ăn bị ôi thiu
=> Với một số tình huống vừa liệt kê ở trên, bạn hoàn toàn có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Không nhất thiết phải mang tới phòng khám thú y. Vì có thể khiến chó, mèo nhiễm chéo bệnh hoặc gặp phải các phòng khám làm tiền, làm trầm trọng hóa tình trạng bệnh.

>> Cần biết: 

3 Nguyên Nhân Khiến Mèo Bỏ Ăn Và Cách Xử Lý

Nguyên Nhân Chó Bỏ Ăn Và Cách Xử Lý

2. Trường hợp nặng: Tiêu chảy đi kèm xuất hiện các triệu chứng như:

1. benh duong ruot
Cần đặc biệt lưu ý khi bé có biểu hiện nôn trong nhiều ngày

– Tiêu chảy, nôn mửa không đỡ. Thời gian kéo dài > 2 ngày
– Phân dính máu, nhầy nhụa, có mùi tanh. Nên theo dõi chụp lại chất thải để bác sĩ thú y thăm khám dễ hơn.
– Mệt mỏi, lờ đờ, đi không vững
– Sốt cao liên tục ( từ 39,5 đến 41 độ C)
– Co giật, run rẩy, hôn mê
– Sút cân, vàng da
– Uống nhiều nước
– Đi tiểu nhiều
=> Nếu xuất hiện các biểu hiện trên, bạn cần lập tức đưa bé đi khám tại các cơ sở thú y uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Càng để lâu tình trạng sẽ càng thêm nguy kịch.

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

Điều trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả với các trường hợp nhẹ 

Bước 1. Cho nhịn ăn

Trước hết, cho bé nhịn ăn trong vòng 8h, 12h hoặc 24h tùy vào thể trạng. Kiêng cho ăn sẽ giúp ổn định và cân bằng hoạt động tiêu hóa của đường ruột.

Bước 2. Bù nước và điện giải

Tiếp theo, bù nước và điện giải cho chó bằng Oresol hoặc đường gluco.
Nếu chó mèo bị nôn thì nên đợi bé nôn xong 10 phút sau, bạn hãy cho uống Oresol. Có thể dùng xi lanh bơm thật chậm, chia thành nhiều lần trong ngày. Khi pha, sử dụng trong vòng 24h.

Lưu ý:

– Không nên cho uống sữa, nước khoáng, nước trái cây, nước ngọt.
– Không cho uống Oresol quá liều sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, tích nước nặng hơn có thể khiến chó mèo bị tử vong.

meo om goi ngu
Nên để bé có không gian riêng tư, ngủ nghỉ nhiều hơn

Bước 3. Nghỉ ngơi và uống men tiêu hóa

Sau khi uống oresol, để bé nằm nghỉ ngơi. Từ 3-4 giờ sau, bạn cho bé uống men tiêu hóa để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột

anh men tieu hoa ong cua phap e1663312561237

Cách 1: Sử dụng men tiêu hóa dạng ống của Pháp. Ngày uống 2 lần. Liều lượng như sau:
– Chó, mèo dưới 6 tháng tuổi: Mỗi lần ½ ống
– Chó, mèo trên 6 tháng tuổi: Mỗi lần 1 ống

smecta tri tieu chay o cho meo

Cách 2: Cho uống thuốc Smecta – thuốc trị tiêu chảy của người. Liều lượng tham khảo với chó, mèo trên 2 tháng tuổi:

Cân nặng Liều lượng
Chó, mèo < 2kg Ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ gói
Chó, mèo từ 2 – 5kg Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói
Chó, mèo > 5kg Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói

Bước 4. Cho ăn trở lại sau 8h trở lên

Nếu sau 8h – 12h hoặc 24h, bé không đi bị phân lỏng, nôn mửa nữa. Bạn có thể cho ăn trở lại, tốt nhất chỉ cho ăn thịt ức gà luộc xé nhỏ.

Lưu ý:

– Tuyệt đối không cho gia vị, dầu mỡ
– Kiêng thịt đỏ, tinh bột, đồ tanh, hải sản, đồ ngọt, các chế phẩm từ sữa,…

Bước 5. Theo dõi hàng ngày

Bạn nên theo dõi trong 2 ngày, rồi mới dần chuyển qua chế độ ăn bình thường. Cách thức chuyển đổi như sau:
– Trộn ⅔ lượng ức gà luộc với ⅓ thức ăn hàng ngày.
– Ngày kế tiếp, trộn ½ lượng ức gà luộc với thức ăn hàng ngày.
Đến ngày thứ 3, cún có thể ăn uống trở lại bình thường.

Tổng kết: Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá các vấn đề liên quan đến tiêu chảy cũng như cách chữa trị hiệu quả tại nhà trong trường hợp nhẹ. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bé cưng khỏe mạnh, phát triển tốt. Đừng quên để lại bình luận, AZPET sẽ trả lời bạn nhanh nhất có thể.

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

 

Bình luận

Bài viết liên quan

TƯ VẤN TRẢ GÓP 0% Duyệt Hồ Sơ Sau 5 Phút

Giỏ hàng

0

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng