Có thể bạn chưa biết, một tuần đầu chính là thời gian định hình hành vi, thói quen cho bé. Vì vậy, 5 vấn đề bạn cần lưu tâm đó là: Ngủ nghỉ, Ăn uống, Vệ Sinh, Huấn luyện và một số tình huống thường gặp.
Đến thời điểm hiện tại, AZPET đã trao gửi hơn 25,000 bé chó mèo tới khách hàng tại Việt Nam và 12 quốc gia trên thế giới. Với kinh nghiệm này, AZPET sẽ giúp quá trình làm quen với thành viên mới của bạn trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.
>> Xem thêm:
Người Mới Nuôi Mèo Cần Chuẩn Bị Những Đồ Dùng Gì?
Những Đồ Dùng Thiết Yếu Cho Người Mới Bắt Đầu Nuôi Cún Cưng
1. Nơi ngủ nghỉ
Hãy chuẩn bị cho bé một khu vực riêng biệt khô thoáng, đã được vệ sinh khử trùng trước. Vì vi khuẩn, virus và giun sán có thể tồn tại rất lâu trong môi trường.
Mùa hè, đảm bảo nhiệt độ từ 28-30 độ C. Mùa đông nằm phòng ấm, kín gió, cho bé mặc thêm áo và phải có đệm và đèn sưởi.
Khi mới đón về, bạn nên để bé nằm trong chuồng quây hoặc lồng nghỉ ngơi trong ít nhất 1 tiếng rồi mới cho ăn. Nên cho uống nước ngay để bé nhanh hồi phục hơn.
Lưu ý, nếu nhà có trẻ con thì bạn không để cho các bé chơi, vần vò bé quá nhiều. Vì trẻ không biết cách bế có thể làm rơi ngã từ trên cao hoặc gây mệt mỏi thêm. Ngoài ra còn có 4 KHÔNG sau:
– Không dẫn đi chơi trong vòng 1 tuần đầu
– Không cho tiếp xúc với chó mèo khác vì có thể lây nhiễm bệnh Care, Parvo
– Không cho bé nằm trên sàn lạnh hoặc ẩm ướt
– Không để điều hòa, quạt phả vào người
>> Xem thêm: Cảnh Báo Bệnh Hô Hấp Của Chó Mèo
2. Ăn uống
Đây là vấn đề mà rất nhiều chủ nuôi mắc sai lầm dẫn đến các bé bị mắc các bệnh về đường ruột. Tình trạng kéo dài sẽ khiến sức khỏe bé trở nên yếu dần, rất khó nuôi.
>> Cần biết: Chó Mèo Bị Tiêu Chảy – Cách Chữa Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Trước hết, để bé mới về hồi phục nhanh, bạn pha 200ml nước lọc với đường glucose hoặc oresol. Hai sản phẩm này có thể dễ dàng tìm thấy tại các hiệu thuốc. Lưu ý luôn cho cún uống nước lọc để đảm bảo sức khỏe đường ruột cho cún.
Tiếp theo, hãy hỏi người bán chế độ mà bé đang ăn. Tại AZPET, các bé đang ăn hạt mềm nấu cùng thịt băm và bí đỏ hoặc cà rốt. Nếu chuyển đổi đột ngột thức ăn hoặc cho ăn nhiều, có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Lưu ý, cho ăn đúng giờ để rèn luyện thói quen.
Bạn cũng cần nắm được một số loại thức ăn nên cho ăn, cho ăn ít, hạn chế cho ăn và tuyệt đối không cho ăn nhé. Ví dụ các loại thức ăn không cho ăn như là gia vị, dầu mỡ, sữa bò, xương, đồ tanh, kẹo ngọt. Đặc biệt là không cho ăn socola vì sẽ gây đột tử.
>> Xem thêm: Đồ Ăn, Vật Dụng Trong Nhà Có Thể Khiến Chó Mèo Ngộ Độc
Không để bé ăn phải dị vật, các loại đồ chơi nhỏ như viên bi, miếng xếp hình sẽ gây tắc ruột, có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.
3. Vệ sinh
Không được tắm trong một tuần đầu. Nếu bé bẩn quá, bạn hãy chuẩn bị: một chậu nước sạch + một chiếc khăn và một chiếc máy sấy. Có thể chuẩn bị thêm dầu hoặc bột tắm khô.
[1] Dùng khăn đã vắt kiệt nước lau ngược lông từ dưới lên trên.
[2] Lau nhiều lần cho đến khi sạch hoàn toàn.
[3] Thoa thêm dầu hoặc bột tắm khô để bé thêm thơm tho, sạch sẽ.
[4] Sau đó dùng máy sấy sấy khô để bé không bị nhiễm lạnh hoặc bị các bệnh về da lông.
Ban đầu bé chưa biết đi vệ sinh đúng chỗ, hãy kiên nhẫn rèn luyện cho bé. Nếu bé không đi đúng chỗ, đừng quát mắng vì bé sẽ hiểu nhầm là đi vệ sinh là sai trái, bé sẽ nhịn hoặc giấu “sản phẩm” đi. Những chỗ bé đi không đúng bạn hãy sử dụng các loại nước tẩy rửa tự nhiên để khử mùi để bé không đi vào đó lần sau.
>> Xem thêm: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng
4. Huấn luyện
Bé cưng mới về sẽ kêu nhiều. Bạn có thể để thêm một vật dụng có mùi của bạn vào chuồng để bé cảm thấy an toàn. Trước khi ngủ chơi với bé bằng dây thừng (nếu là chó) hoặc cần câu (nếu là mèo) để bé giải phóng năng lượng và ngủ ngoan hơn. Mỗi khi bé kêu, bạn không được phản ứng lại, làm lơ để bé bình tĩnh lại. Nếu bạn tương tác ngay lập tức, bé sẽ hiểu rằng cứ kêu là sẽ có được. Dẫn đến bé kêu dai dẳng, tạo thói quen xấu về sau. Vì thế hãy đợi bé ngừng kêu, bạn mới tương tác với bé.
>> Xem thêm:
3 Lý Do Khiến Chó Sủa Nhiều? Nên và Không Nên Làm Gì?
Tại Sao Mèo Kêu Nhiều? Nên và Không Nên Làm Gì?
5. Các biểu hiện cần nắm được
Bạn cần nắm được một số dấu hiệu có thể xảy ra để có xử lý kịp thời:
– Bệnh về đường ruột: Tiêu chảy/ táo bón, bỏ ăn, phân lỏng, nôn mửa
– Bệnh về hô hấp: Sổ mũi, ho khạc liên tục,…
– Biểu hiện khác: mệt mỏi, đi lại không vững, co giật…
Một số bệnh về đường ruột nếu nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà. Không nhất thiết phải mang ra thú y vì bé có thể nhiễm chéo bệnh virus hoặc gặp phải phòng khám chuyên môn kém, làm tiền. Với những khách hàng mua thú cưng tại AZPET sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà tùy theo tình trạng phân và biểu hiện của bé. Bạn cũng có thể tham khảo cách điều trị của những người nuôi lâu năm. Lựa chọn nguồn uy tín, tránh trường hợp nhiễu loạn thông tin.
>> Xem thêm:
Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết
9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay
Thú cưng khi mới về nhà như “một em bé”, rất cần sự quan tâm, yêu thương và kiên nhẫn từ bạn. AZPET mong các bạn sẽ nắm được những lưu ý trên đây và chăm sóc bé thật tốt. Chúc các bé cưng luôn khỏe mạnh và sẻ chia niềm vui, hạnh phúc cùng chủ nhân thân yêu!
Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”