Free ship
Guarantee 365 days

Ký Sinh Trùng Máu Ở Chó – Căn Bệnh Không Thể Khỏi 100%

Ký sinh trùng máu ở chó là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời cún sẽ chết nhanh chóng do mất máu. Thêm vào đó, bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Điều trị chỉ giúp bé cưng khỏi về mặt triệu chứng. Còn việc loại hết tất cả mầm bệnh ra khỏi cơ thể là điều khó có thể làm được.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh trùng máu ở chó

  • Chó bị nhiễm bệnh đùa giỡn cắn nhau với chó khỏe mạnh
  • Bệnh truyền qua ký chủ trung gian là loài ve, rận và bọ chét. Những loài ngoại ký sinh trùng này sẽ hút máu của những chú chó bị bệnh ký sinh trùng máu rồi nhảy sang con vật khoẻ mạnh khác để tiếp tục hút máu và truyền bệnh.

>> Xem Ngay: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Ve, Rận Ở Chó Mèo

  • Do di truyền
  • Chó đã từng bị bệnh ký sinh trùng máu chủng Babesia, Ehrlichia canis, Anaplasma, Trypanosoma – tái nhiễm trở lại

2. Triệu chứng bệnh ký sinh trùng máu ở chó

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng hai tuần, nhưng các triệu chứng thường không rõ ràng. Đặc biệt một số trường hợp chó ủ bệnh vài tháng đến vài năm. Kí sinh trùng lây nhiễm và tái tạo trong các tế bào hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu trực tiếp và phá hủy hệ miễn dịch.

Chó nằm mệt
Bỏ ăn, mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nên bạn cần theo dõi sát sao
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, thở gấp hơn, ngủ nhiều hơn do ảnh hưởng của việc thiếu oxy trong máu
  • Chán ăn
  • Sốt cao bất thường
  • Nước tiểu vàng đục
  • Da vàng
  • Bị sụt cân
  • Nôn mửa và tiêu chảy.
  • Các triệu chứng thần kinh (ví dụ trầm cảm, liệt, …)
  • Vạch phần mép miệng lên sẽ thấy nướu lợi màu trắng đến tím tái nhợt nhạt. Ấn nhẹ nướu không có sự đàn hồi cũng như máu tụ lại
  • Chó bị chảy máu mũi

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

3. Điều trị ký sinh trùng máu ở chó

Hầu hết cún mắc bệnh kí sinh trùng đường máu đều có thể điều trị ngoại trú với sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nhưng một số bệnh cún nặng, đặc biệt là những bệnh cún cần điều trị bằng dịch truyền hoặc truyền máu, nên được nhập viện. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ đo lại lượng ký sinh trùng trong máu của cún thông qua các xét nghiệm.

chó bị mất sức
Bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn một phòng khám uy tín

Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn phòng khám uy tín đáng tin cậy vì đây là một căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh khiến cún mất máu. Đồng thời nắm được những lưu ý khi đến phòng khám để bé hồi phục nhanh, không bị lây chéo bệnh truyền nhiễm parvo, carre nhé!

>> Xem Ngay: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

Lưu ý: Bệnh có thể tái phát bệnh trong bất cứ tình trạng nào như chó bị căng thẳng, chó hệ miễn dịch kém. Bé cần được nghỉ ngơi ở một không gian yên tĩnh, chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ thú y.

Điều quan trọng nhất là cần loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm lại với ve, rận, bọ chét. Bởi lúc này thể trạng chó chưa hồi phục hoàn toàn nên tái nhiễm sẽ rất nguy hiểm.

4. Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu ở chó

chó chơi ngoài trời
Chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp sẽ giúp cún luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt

Ký sinh trùng đường máu là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chó nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi vậy mà bạn cần lưu ý phòng bệnh bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây:

  • Định kỳ cần diệt ve, bọ chét bám trên cơ thể cún, vật nuôi khác trong nhà và môi trường xung quanh nhà

>>> Cần Biết: 2 Phương Pháp Tiêu Diệt Ve, Rận Tận Gốc Ở Chó Mèo

  • Cho cún chơi ở nơi khô thoáng sạch sẽ. Hạn chế cún chui vào nơi ẩm ướt, rậm rạp. Đặc biệt vào vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là mùa sinh sản của ve, bọ chét.
  • Cần lưu ý cho chó tiêm phòngtẩy giun đầy đủ. Nếu đồng thời mắc bệnh truyền nhiễm (parvo, carre) và giun sán, chắc chắn cún sẽ không qua thể qua khỏi.
  • Thường xuyên tắm rửa và giữ cho cơ thể chó luôn thơm tho sạch sẽ.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp cún luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
  • Hạn chế cho tiếp xúc với chó mèo lạ

Tổng kết: Vừa rồi, AZPET đã giới thiệu những kiến thức cần nắm được về bệnh ký sinh trùng máu ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố thêm nền tảng vững cho quá trình chăm sóc bé cưng. Hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và không gian sống sạch sẽ cho cún và chính bạn nhé!

>> Cần Biết: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

Bình luận

Bài viết liên quan

Chat Zalo - Hỏi Thêm Về Bé Trả Lời Tức Thì 24/7

Giỏ hàng

0

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng