Có rất nhiều người nuôi chó mèo theo bản năng hoặc “chủ ăn gì chó ăn nấy”. Và kết quả là bé có thể bị ngộ độc, tổn thương nội tạng, thậm chí là đột tử. Cần nhớ, một bé thú cưng khỏe mạnh là một bé thú cưng có hệ tiêu hóa tốt, các bạn nhé!
Trong quá trình chăm sóc khách hàng, AZPET nhận được rất nhiều câu hỏi như: “Chó/ mèo có ăn được cơm không?”, Em cho bé cún nhà e ăn hoa quả được không shop? Cho thú cưng ăn bánh kẹo được không ạ?”….
Vì vậy, AZPET đã tổng hợp danh sách thực phẩm và đồ dùng có thể khiến chó mèo ngộ độc, tổn thương nội tạng. Danh sách này đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trước khi cho thú cưng ăn gì, bạn nên tra cứu google để đảm bảo sự an toàn cho bé.
Nhóm đồ ăn gây hại cho thú cưng:
Socola
Đứng đầu danh sách là Socola khiến chó mèo bị nôn mửa, háo nước, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, co giật, run cơ, thậm chí là tử vong.
Mắc ca, óc chó, hạt điều, hạnh nhân
Các loại hạt này đều chứa lượng dầu và chất béo cao, gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc thậm chí viêm tụy ở vật nuôi. Có một số loại hạt an toàn và tốt cho các bé, tuy nhiên bạn nên tra cứu kỹ càng và cho ăn với liều lượng nhỏ trước.
Bơ, nho, nho khô, hồng, mận, đào và hạt của chúng
Các loại quả này có thể khiến chó nôn mửa, đi ngoài, sốt cao, miệng tấy đỏ, khó thở, co giật và yếu dần.
Lưu ý: Việc có nên cho ăn bơ hay không vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Đa phần, các nguồn thông tin uy tín hiện nay đều cho rằng bạn không nên cho chó mèo ăn bơ.
Nấm gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, rối loạn chảy máu, chảy nhiều nước dãi, rối loạn nhịp tim, suy gan và tử vong.
Hành khô, hành lá, tỏi, tỏi tây gây kích ứng hệ tiêu hoá, có thể dẫn tới tổn thương hồng cầu và gan.
Nước uống chứa caffeine và cồn như: rượu, bia, cafe. Trong khi Caffeine gây ngộ độc với các triệu chứng như tim đập nhanh, nhịp thở gấp, co giật, chảy máu, hôn mê…thì chất cồn trong bia, rượu lại gây ảnh hưởng tiêu cực lên tiêu hóa, gan và não bộ.
>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay
Xylitol là chất tạo ngọt phổ biến có trong kẹo cao su, bánh ngọt, kem đánh răng…Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm nôn mửa, hôn mê, hạ đường huyết và suy gan tối cấp.
Gia vị, dầu mỡ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới da, lông. Nguy hiểm hơn, nếu lượng muối tích tụ quá nhiều và lâu có thể dẫn tới ngộ độc ion natri.
Xem thêm: Chó Mèo Bị Tiêu Chảy – Cách Chữa Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Đặc biệt không cho ăn kẹo cao su, bánh kẹo ngọt, sữa, thực thẩm đã qua chế biến của người
Xương gà gây hóc và làm tổn thương tới họng và dạ dày.
Nhóm đồ dùng gây hại:
Pin tiểu: Nếu thú cưng nhai phải pin và cắn xuyên thủng thì có thể gây bỏng hóa chất. Hay thậm chí là ngộ độc kim loại nặng. Nếu bé nuốt chửng có thể gây tắc nghẽn ruột.
Thuốc của người có thể gây ra nôn mửa, hôn mê, mất kiểm soát, co giật.
Đồ chơi, vật thể nhỏ: Thú cưng hiếu động trong quá trình chơi sẽ có nguy cơ nuốt phải những mảnh đồ chơi nhỏ gây hóc, có thể phải phẫu thuật để lấy ra.
Chất tẩy rửa: các hóa chất có khả năng diệt khuẩn, loại bỏ vết bẩn rất mạnh. Vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, phổi, gan, hệ thần kinh nếu thú cưng nuốt hoặc liếm phải.
Thuốc diệt côn trùng: một số loại thuốc diệt gián, chuột, muỗi cũng chứa những hóa chất cực độc có tác động xấu tương tự như các hóa chất tẩy rửa.
Hy vọng danh sách trên đã giúp các bạn nắm được những thứ đại kỵ với các bé. Hãy để xa tầm với của bé những đồ ăn và vật dụng trên nhé. Đừng quên tiếp tục tra cứu và tìm hiểu trước khi cho ăn.
>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết
Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”