Free ship
Guarantee 365 days

Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa

Tiêm phòng rồi nhưng vẫn mắc parvo, care. Nhẹ thì: nôn mửa, sốt, nổi mề đay, phát ban, áp xe…Nặng thì: sốc phản vệ hoặc xuất hiện các triệu chứng thần kinh như rối loạn vận động, co giật, động kinh…

Tất cả những sự cố kể trên hoàn toàn có thể gặp phải nếu bạn không nắm rõ các nguyên tắc khi tiêm phòng. Vì vậy, nếu muốn thú cưng khỏe mạnh, được bảo vệ tối đa, bạn hãy theo dõi hết bài viết này nhé! 

1. Các trường hợp chống chỉ định tiêm 

– Chó mèo trong khoảng 10 ngày đầu khi mới đón về nhà

– Chó, mèo đang bị ốm bệnh, ủ bệnh, còi cọc suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng hoặc suy giảm hệ miễn dịch

>> Xem thêm: Cảnh Báo Bệnh Hô Hấp Của Chó Mèo

Chó mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như: nôn mửa, tiêu chả

bọ chét ở chó

– Chó, mèo mắc các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng như: Ve, bọ chét, giun sán

– Chó, mèo đang dùng kháng sinh để điều trị bệnh. 

– Chó, mèo có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.

– Chó, mèo có tình trạng suy chức năng nội tạng: suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan…

– Chó, mèo đang mang thai, mới sinh nở

– Chó, mèo chưa đủ tháng tuổi

2. Chuẩn bị trước khi tiêm

Trước khi chích ngừa, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của thú cưng trong 3 ngày rồi mới tiến hành. Sau đây là một số lưu ý:

Tắm cho chó
Nên tắm cho thú cưng một tuần trước khi tiêm

– Nên tắm cho thú cưng một tuần trước khi tiêm. Vệ sinh thân thể sạch sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Cho bé ăn thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc này giúp tăng cường miễn dịch, giúp việc tiêm phòng đạt hiệu quả hơn.

– Đừng quên mang sổ theo dõi sức khỏe nhé

– Chuẩn bị khu vực cách ly an toàn không tiếp xúc với các con vật khác để tránh nhiễm bệnh hoặc bị thương.

– Môi trường sống không có tác nhân gây stress như: môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, bụi nhiều, mùi hôi, ồn ào,…

– Tìm hiểu và lựa chọn phòng khám uy tín, đáng tin cậy vì có thể xảy ra một số tình huống như:

  • Tiêm không đủ liều
  • Kỹ thuật tiêm không đúng
  • Vaccine quá hạn, không đảm bảo chất lượng
  • Vaccine không đúng loại: Tiêm vaccine của chó cho mèo và ngược lại. 

3. Thời gian lý tưởng để tiêm phòng

Thời gian tiêm phòng tốt nhất là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối. Nhiệt độ môi trường mát mẻ giúp thú cưng thoải mái, không bị stress. 

Ngược lại, chọn thời gian đầu giờ trưa hay đầu giờ chiều có thể sẽ làm thú cưng mệt hoặc sốc nhiệt. 

4. Chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm

Sau tiêm chủng, cho thú cưng ở lại theo dõi 15-30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Bạn đừng quên xem bài viết “Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y” để phòng tránh việc bé bị lây bệnh truyền nhiễm nhé. 

– Sau khi tiêm xong cần chăm sóc bé tốt hơn, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng

– Kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, sữa, đồ tanh, hải sản ít nhất là 1 tuần.

– Không dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm trong vòng 14 ngày sau khi tiêm. Vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vacxin.

– Không cho tiếp xúc với thú cưng khác.

Cần đặc biệt lưu ý khi bé có biểu hiện nôn trong nhiều ngày
Cần đặc biệt lưu ý khi bé có biểu hiện nôn mửa, khó thở…

– Liên lạc với bệnh viện thú y nếu thấy có dấu hiệu bất thường như khó thở, nôn mửa, co giật…

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

5. Lịch tiêm phòng khuyến cáo

LỊCH TIÊM VẮC XIN CHO CHÓ

(*) Các loại vắc xin:

– Vắc xin tổng hợp 5 bệnh gồm: Bệnh Care virus, Bệnh do Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Bệnh ho cũi chó, Bệnh phó cúm.

– Vắc xin tổng hợp 7 bệnh: Phòng 5 bệnh trên cộng thêm 2 bệnh Leptospira và Coronavirus.

Lịch tiêm vắc xin cho chó

Tuổi Chủng Vắc Xin Loại Vắc Xin Tiêm
6 tuần tuổi 1 mũi vacxin 5 bệnh
9 tuần tuổi 1 mũi vacxin 7 bệnh
12 tuần tuổi 1 mũi vacxin 7 bệnh 
Trên 4 tháng tuổi 1 mũi vacxin dại
Định kỳ hàng năm Nhắc lại 1 mũi vacxin 7 bệnh và 1 mũi vacxin dại 

LỊCH TIÊM VẮC XIN CHO MÈO

Vacxin cho mèo 4 bệnh gồm những bệnh: Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, Bệnh do Calicivirus, Bệnh Giảm bạch cầu và bệnh do vi khuẩn Chlamydia

Lịch tiêm vắc xin cho mèo

Tuổi Chủng Vắc Xin Loại Vắc Xin Tiêm
6 tuần tuổi 1 mũi vacxin 4 bệnh
9 tuần tuổi 1 mũi vacxin 4 bệnh
Trên 4 tháng tuổi 1 mũi vacxin dại
Định kỳ hàng năm Nhắc lại 1 mũi vacxin 4 bệnh và 1 mũi vacxin dại 

Tổng kết

Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa cho bé cưng của mình. Đừng quên theo dõi và tuân thủ đúng lịch tiêm chủng được khuyến cáo nhé. Nếu bạn có thắc mắc nào, đừng quên để lại bình luận, AZPET sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. 

=> Khám phá thêm các video Chăm sóc thú cưng khác tại đây

Bình luận

Bài viết liên quan

Chat Zalo - Hỏi Thêm Về Bé Trả Lời Tức Thì 24/7

Giỏ hàng

0

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng