Parvo là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Canine Parvovirus (CPV) gây nên. Bất kỳ giống chó, độ tuổi nào cũng có thể mắc Parvo. Tuy nhiên, bệnh thường khởi phát ở cún con khoảng 2-6 tháng tuổi. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và tỷ lệ tử vong trên 80% trong thời gian ngắn. Không có thuốc đặc trị Parvo mà chỉ có thuốc hỗ trợ. Khi trời chuyển mùa, nắng mưa thất thường, nóng lạnh đột ngột là lúc bệnh bùng phát nhanh nhất!
>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa
1. Cách thức virus Parvo lây lan:
Virus Parvo có thể tồn tại lên tới 6 tháng đến 1 năm trong môi trường sống và không bị tiêu diệt bởi các chất tẩy rửa, vệ sinh thông thường. Vì thế, có vô vàn cách để virus xâm nhập vào cơ thể cún con. Nhiều chú chó cũng có thể bị nhiễm bệnh ngay cả khi chúng không hề rời khỏi nhà.
– Chó mẹ lây sang chó con.
– Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chó bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp qua đường phân hoặc miệng.
– Chó đã khỏi bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho chó khác
– Bàn tay tiếp xúc của con người từ chó ốm sang chó khỏe cũng có thể làm lây lan bệnh.
– Các đồ dùng như quần áo, giày dép,…cũng rất dễ trở thành vật thể trung gian.
2. Dấu hiệu và triệu chứng Parvo:
Tầm 3 – 10 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể, những triệu chứng bệnh đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. Hình thức phổ biến nhất là virus tấn công đường ruột, đặc trưng bởi:
– Sốt cao kéo dài suốt vài giờ đồng hồ từ 40-41 độ C.
– Nôn mửa kèm dịch vàng. Dịch nôn và phân bốc mùi tanh khó chịu.
– Chó bị tiêu chảy. Phân có màu đen hoặc nâu sẫm, lỏng kèm dịch nhầy và máu.
– Mệt mỏi, đờ đẫn, chán ăn
>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay
3. Phương pháp điều trị Parvo:
Như đã đề cập ở trên, không có loại thuốc cụ thể nào có thể tiêu diệt virus parvovirus. Khi có các triệu chứng, bạn cần đưa thú y đến các phòng khám uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị Parvo. Không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc lời mách trên hội nhóm facebook.
– Việc điều trị nhằm hỗ trợ hệ thống cơ thể của cún cho đến khi hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể. Nhận biết sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ sống sót có thể đạt tới 90%.
– Trong thời gian điều trị, bạn có thể đến thăm cún để cún thêm mạnh mẽ, bớt cô đơn. Tuy nhiên, bạn nên khử khuẩn thật kỹ để tránh mang mầm bệnh về nhà.
4. Cách phòng ngừa Parvo
Để bảo vệ thú cưng tốt nhất, bạn cần tuân thủ tuyệt đối lịch tiêm phòng. Chó con dưới 1 tuổi phải được tiêm đủ 3 mũi vacxin. Định kỳ tiêm nhắc lại hàng năm. Ngoài ra, có thể đến một số biện pháp như:
– Không cho tiếp xúc với những chú chó lạ khác khi chưa tiêm đủ 3 mũi
– Không cho tiếp xúc với chất thải của những con chó khác
– Cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ chất
– Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ khay đồ ăn, thức uống của chó
– Làm sạch và sát trùng thường xuyên môi trường, nơi ở, lồng/ túi vận chuyển…
Xem thêm: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng
– Cần cách ly ngay chó nhiễm bệnh với chú chó khác trong nhà.
Lưu ý: Chó khỏi bệnh từ 3-6 tháng cũng cần cách ly với chó khỏe mạnh.
Tổng kết: Bạn thấy đấy, Parvo là một căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ phổ biến và nguy hiểm. Nếu không có kiến thức, những rủi ro có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Bởi vậy, trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, bạn hãy luôn cẩn trọng và chỉn chu nhé! Chúc các bé cưng luôn khỏe mạnh, hạnh phúc bên chủ nhân thân yêu.
Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”