Free ship
Guarantee 365 days

Giun Sán Ở Chó Mèo – Mối Nguy Hại Tuyệt Đối Không Được Chủ Quan

Giun sán ở chó mèo là mối nguy hiểm tiềm tàng không chỉ đối với thú cưng mà còn với chính chủ nuôi. Khi chó mèo bị nhiễm giun sán, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Dần dần sẽ khiến cơ thể thú cưng bị suy nhược, kiệt sức thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời. Một số loại giun sán có thể lây sang người.

Vì thế bạn nên nắm rõ lịch tiêm phòng cũng như tẩy giun để các bé luôn được bảo vệ tối đa nhé!

1. Dấu hiệu nhiễm giun sán

– Chó mèo gầy và ốm. Nhiều trường hợp thú cưng vẫn ăn rất khỏe nhưng không có dấu hiệu tăng cân. 

– Nôn/ đi vệ sinh ra giun

– Thường chà xát vùng mông xuống sàn

– Lông sẽ trở nên xỉn màu hoặc xẹp xuống

corgi bỏ ăn
Chó bỏ ăn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau

– Có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất ít.

– Nướu có màu nhạt hoặc trắng có thể là dấu hiệu thiếu máu.

– Phân có màu khác thường

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

2. Các loại giun sán thường gặp

cac loai giun san pho bien
5 loại giun sán phổ biến ở chó mèo

Giun tròn/ giun đũa

Những con giun tròn lớn còn được gọi là giun đũa. Chúng thường được tìm thấy ở phân hoặc bả nôn. Giun đũa thường được lây truyền qua nhau thai. Qua sữa mẹ hoặc thông qua việc tiếp xúc phân của chó mèo khác bị nhiễm giun. Chúng đặc biệt nguy hiểm vì có thể lây nhiễm sang người. 

Giun tóc

Thường được tìm thấy trong đường ruột và lẫn trong phân. Tuy nhiên rất khó tìm ra dấu vết của chúng khi soi phân dưới kính hiển vi. Đường truyền lây của giun tóc thông thường sẽ qua đường tiêu hoá. Do chó mèo ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm trứng giun tóc. Bọ chét cũng là ấu trùng trung gian khiến thú cưng nhiễm bệnh.

Giun móc

Giun móc ký sinh trong ruột non của vật cưng. Chúng thích môi trường ấm và phổ biến nhất trong mùa hè (tháng 7-8). Các đường lây của giun móc có thể kể đến như:

– Qua đường tiêu hóa hoặc thông qua việc tiếp xúc phân của chó mèo khác bị nhiễm giun.

– Qua da, kẽ móng chân hoặc gang bàn chân tiếp xúc với môi trường có ấu trùng giun móc

– Qua nhau thai, qua bú sữa chó mèo mẹ bị nhiễm giun sán

Sán dây

Sán dây thường kí sinh trong ruột non của thú cưng. Một số loài sán dây gây bệnh cho chó mèo cũng là tác nhân gây bệnh cho người. Chúng có thể được lây truyền qua đường tiêu hóa. Hoặc do thú cưng nuốt phải bọ chét hoặc ăn các loài nhiễm ấu trùng sán dây như: ếch, nhái, thằn lằn, một số loại cá nước ngọt…

Giun tim 

Chó mèo bị lây nhiễm qua muỗi mang mầm bệnh. Ký sinh trùng sẽ sinh trưởng và phát triển thành những con giun dài loằng ngoằng sống trong tim, phổi và mạch và các cơ quan khác trong cơ thể chó mèo, thậm chí dẫn đến tử vong.

3. Lịch tẩy giun cho chó mèo

Tuân thủ lịch tẩy giun là cách hiệu quả nhất để bảo vệ thú cưng khỏi giun sán. Sau đây là Lịch tẩy giun giun sán được khuyến cáo:

Thời gian Liều lượng
Từ 3 – 4 tuần tuổi Tẩy lần đầu
Từ 5 – 12 tuần tuổi 2 tuần/ 1 lần
Sau 3 tháng tuổi Mỗi tháng/ 1 lần
Sau 6 tháng tuổi 2-3 tháng/ lần
Trên 1 năm tuổi 6 tháng/ lần (hoặc 3 – 4 tháng/lần tùy điều kiện sống)

Gợi ý một số loại thuốc tẩy giun (An toàn với chó mèo mẹ đang mang thai và chó con)

+ Univerm Total (Mỹ)

+ Drontal Plus (Đức)

+ Exotral (Pháp)

– Các loại thuốc tẩy giun thường dùng cho chó mèo trưởng thành:

+ Endogard 10 (Pháp)

+ Sanpet (Việt Nam)

4. Lưu ý khi tẩy giun:

– Khi tẩy giun nên cho chó mèo ăn ít và ăn ngon hơn mọi ngày.

– Tùy theo môi trường vệ sinh ăn, ở sạch hay bẩn mà điều chỉnh lịch tẩy cho hợp lý. Ví dụ chó mèo trưởng thành hay thả rông, ăn linh tinh thì 1 năm có thể tẩy 3-4 lần.

– Không nên tẩy giun sán khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết nóng quá.

Men tiêu hóa ống của Pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa
Men tiêu hóa ống của Pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa

– Sau khi tẩy nên cho chó mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.

Tuyệt đối không tẩy giun và tiêm vacxin đồng thời.

>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu 4 nội dung chính: dấu hiệu chung, các loại giun sán, lịch tẩy giun và một số lưu ý. Một vấn đề quan trọng không kém đó là việc duy trì thói quen sinh hoạt sạch sẽ cho bé cưng bạn nhé. Hy vọng những thông tin vừa rồi giúp bạn bảo vệ thú cưng trước sự tấn công của những con nội ký sinh trùng đáng ghét. 

=> Khám phá thêm các video Chăm sóc thú cưng khác tại đây

 

Bình luận

Bài viết liên quan

Chat Zalo - Hỏi Thêm Về Bé Trả Lời Tức Thì 24/7

Giỏ hàng

0

Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng