Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được gọi với các tên khác như: bệnh parvo mèo, bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo. Căn bệnh này có tính chất lây lan nhanh, xảy ra đột ngột, bỏ ăn, sốt, mất nước, nôn mửa và suy giảm bạch cầu. Khi mèo bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao (từ 50-90%).
1. Nguyên nhân gây giảm bạch cầu ở mèo:
– Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất làm mèo bị giảm bạch cầu. Hai loại virus có thể gây ra tình trạng này là virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và virus màng bụng truyền nhiểm ở mèo (FIP). Những loại virus này có thể xâm nhập vào các tế bào bạch cầu, nhân đôi lên và do đó làm tăng lượng virus, giảm lượng bạch cầu. Virus giảm bạch cầu gây ra các triệu chứng viêm ruột rất nặng ở cả mèo con lẫn mèo trưởng thành. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày (một số trường hợp từ 5 – 9 ngày).
– Các nguyên nhân khác của bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo bao gồm:
- Sức đề kháng yếu: Mèo con (từ 2 tháng đến 1 năm tuổi) và mèo chưa tiêm phòng thường có tỷ lệ mắc bệnh giảm bạch cầu cao do sức đề kháng kém. Mèo mẹ mang thai sức khỏe yếu hoặc sinh non cũng dễ mắc bệnh
- Do tiếp xúc với mèo bệnh: Ăn chung, liếm lông, ngửi nhau, đi vệ sinh cùng chậu cát… đều khiến mèo bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, mèo bị giảm bạch cầu vẫn có thể tiếp tục đào thải virus ra môi trường xung quanh ngay cả khi đã khỏi bệnh (ít nhất là 6 tuần sau đó).
- Nhiễm khuẩn: có thể gặp phải từ áp xe, nhiễm trùng đường hô hấp trên tới nhiễm trùng huyết.
- Các bệnh về tủy xương hoặc virus có thể phá hủy tủy vì đây là nơi sản xuất các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm lượng bạch cầu.
- Viêm tụy: Tuyến tụy bị viêm sẽ kéo các tế bào bạch cầu ra khỏi máu, do đó lượng bạch cầu trong máu mèo giảm.
- Thuốc điều trị viêm khớp: Corticosteroid có thể làm giảm lượng bạch cầu trong máu mèo.
- Căng thẳng: Khi mèo căng thẳng, lượng bạch cầu của chúng sẽ bị giảm do phản ứng của hệ miễn dịch gây ra.
- Môi trường sống: cũng ảnh hưởng rất nhiều tới lượng bạch cầu của mèo. Ví dụ như các cơ sở giết mổ tồn tại nhiều vi khuẩn, virus. Đây là lý do khiến mèo nhiễm bệnh hơn.
2. Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo:
2.1. Giai đoạn giảm bạch cầu nhẹ ở mèo
Dấu hiệu: mất cân bằng, chao đảo, loạng choạng khi đi lại. Hai mắt lờ đờ, phản ứng chậm, sụp mí, quanh miệng có thể bị thâm đen.
Mèo bỏ ăn nằm mệt mỏi hoặc muốn nhưng không thể tự ăn. Bên cạnh đó, hơi thở và phân có mùi khó chịu hơn bình thường. Có thể sốt nhẹ và bị nôn mửa.
2.2. Giai đoạn giảm bạch cầu nhiều ở mèo
Vì tốc độ virus lây lan nhanh nên các giai đoạn cũng tiến triển rất nhanh. Mèo sẽ có dấu hiệu nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng, tiêu chảy cấp.
Mèo lúc này có phần nhìn ủ rũ, uể oải, sốt theo từng cơn, mắt sụp, lông của chúng sẽ dần rụng nhiều hơn. Bị chảy nước mắt và dãi chảy thành dòng có mùi hôi tanh. Mèo sẽ nằm một chỗ, đau và cứng cả cơ lẫn khớp.
2.3. Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo nguy cấp
Đây là giai đoạn bệnh trở nặng và chuyển biến nhanh. Mèo ở thời điểm này đã kiệt sức, rối loạn điện giải và mất nước trầm trọng. Mèo đi lại loạng choạng, run rẩy, lắc lư. Một số bắt đầu có triệu chứng động kinh, co giật và tử vong.
>>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay
3. Phương pháp điều trị giảm bạch cầu ở mèo:
Với giảm bạch cầu ở mèo gây ra bởi virus – hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Phương pháp được các bác sĩ thú y sử dụng phổ biến là tiêm kháng sinh cho mèo, bên cạnh đó dùng thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu cũng như truyền dịch để bổ sinh các kháng thể, vitamin,…
Hai ngày đầu tiên LÀ THỜI GIAN VÀNG để chữa bệnh, bệnh sẽ nhẹ, mèo khỏe nhanh.
>>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết
Lưu ý khi chăm sóc, điều trị giảm bạch cầu ở mèo:
– Khi thấy có các dấu hiệu đặc trưng của giảm bạch cầu, cần đem ra phòng khám thú y hoặc gọi bác sĩ tới nhà test gấp. Càng chữa sớm bao nhiêu, càng tăng cơ hội sống cho bé bấy nhiêu. Trường hợp test không ra mà vẫn thấy triệu chứng tiếp diễn lâu ngày, nên test lại sau 3 ngày từ lần test đầu.
– Cần theo dõi thân nhiệt bé. Nếu bé đang sốt, cần giữ ấm bụng bằng cách lót khăn. Nếu bé không sốt hoặc bị hạ thân nhiệt, cần bật đèn sưởi.
– Nếu bé chảy nhiều dịch, dãi quá vì khó thở, bạn dùng khăn giấy khô mềm lau, thấm để bé sạch sẽ và cũng dễ thở hơn.
– Cho nhịn ăn, chỉ cung cấp nước vì các bé mất nước rất nhiều. Cần 1-2 tiếng/1 lần đều đặn bơm xi lanh combo nước điện giải + men tiêu hoá + đường glucose cho bé.
3. Phòng ngừa giảm bạch cầu ở mèo:
Tiêm phòng đầy đủ: Mèo con được 8 tuần tuổi cần tiêm vaccine ngừa bệnh. Cần tiêm các mũi nhắc lại đúng hẹn để vaccine có hiệu lực miễn dịch cao hơn.
>>> Cần Biết: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa
Không để mèo tiếp xúc với nguồn bệnh: Hạn chế để thú cưng tiếp xúc với nguồn bệnh: mèo hoang, mèo có nguy cơ hoặc dấu hiệu nhiễm bệnh, những nơi nghi ngờ có ổ bệnh. Với mèo mới về nhà, tốt nhất nên cách ly khoảng 1 tuần để theo dõi trước khi cho hòa nhập với thú nuôi trong nhà.
Chăm sóc sức khỏe mèo và chú ý vệ sinh môi trường sống: Định kỳ nên sử dụng chất khử trùng trong thú y để sát khuẩn nơi ở và vật dụng của mèo. Đồng thời bổ sung các loại vitamin, gel dinh dưỡng hỗ trợ tăng đề kháng để mèo cưng luôn khỏe mạnh.
Tổng kết: Trên đây, AZPET vừa chia sẻ với các bạn về căn bệnh được coi là Hung thần với mèo. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm và nắm được những kiến thức cực kỳ quan trọng khi chăm sóc. Đừng chủ quan nếu bạn không muốn mất đi người bạn 4 chân của mình nhé!
Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”