Khi nói hành vi của cún, không thể không kể đến việc chó sủa nhiều. Sủa là cách thể hiện cảm xúc, kể cả tiêu cực lẫn tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, bạn dễ dàng tìm ra nguyên nhân và làm cún im lặng. Vậy tóm lại có những nguyên nhân nào khiến chó sủa nhiều. Nên và không nên làm gì khi chó sủa nhiều? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân chó sủa nhiều
Thể hiện cảm xúc:
– Vui mừng, phấn khích: Tiếng sủa được coi như sự chào đón khi chủ nhân trở về nhà
– Buồn chán: Những chú chó hiếu động cần được ra ngoài chơi đùa để giải phóng năng lượng. Chúng không thích ở trong nhà cả ngày, và để phản ứng lại chó sẽ sủa liên tục. Một số con sẽ liếm, cắn hoặc cào mọi thứ để đỡ buồn chán hơn.
>> Xem thêm: 5 Lý Do Chó Cắn Mọi Thứ? Cách Trị Tật Cắn Phá Linh Tinh
– Sợ hãi: Ý nghĩa của tiếng sủa vừa là lời cảnh cáo, vừa để kêu gọi sự giúp đỡ
– Lo lắng: Một chú chó khi bị nhốt trong chuồng, hoặc ở nhà một mình quá lâu sẽ rên rỉ
– Đòi hỏi: Âm lượng to, cao, sủa đến khi được chiều thì mới thôi
Bảo vệ những gì thuộc về chúng
Chó có thể sủa để bảo vệ đồ chơi, giường ngủ, đồ đạc hoặc bất kì thứ gì chúng cho là quan trọng. Khi cảm thấy nguy hiểm, chúng sẽ cất tiếng sủa liên tục để cảnh báo chúng ta. Nếu phát hiện tiếng sủa dai dẳng, tông giọng cao, có phần gay gắt thì bạn hãy kiểm tra xem có gì bất thường không nhé.
Chó bị ốm, bệnh
– Nếu chó sủa dai nhưng tiếng sủa yếu và đứt quãng thì có thể hệ hô hấp của chó đang gặp vấn đề.
– Nếu chú chó sủa lớn và thể hiện sự đau đớn thì bạn nên kiểm tra xem chú chó có vết thương nào không
=> Khi chó sủa và có những triệu chứng thất thường khác thì cần đưa chó đến bác sĩ để được thăm khám & điều trị kịp thời.
>> Xem thêm:
9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay
& Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết
Nên và Không Nên Làm Gì Khi Chó Sủa Nhiều?
Nên làm gì?
Vì sủa là bản năng của chó nên bạn không thể nào bắt chúng ngừng sủa mãi mãi được. Tuy nhiên bạn có thể khống chế tiếng sủa của chó bằng việc huấn luyện. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để khắc phục tình trạng sủa nhiều ở chó:
– Huấn luyện cho chó quen với việc nghe khẩu lệnh ngừng sủa
– Giúp cho chó cảm nhận được sự an toàn và quan tâm từ chủ. Hạn chế tình trạng chó sủa vì quá lo lắng hoặc sợ hãi.
– Tập cho chó làm quen với môi trường xung quanh
– Cho chó vận động thường xuyên, tránh dư thừa năng lượng
Không nên làm gì?
– Không nên quát mắng, đánh đập. Điều này hoàn toàn có thể làm chó trở nên sợ sệt, hoảng sợ.
– Không nên sử dụng vòng cổ chống sủa hoặc rọ mõm. Điều này không chỉ gây đau đớn, không đẹp mắt, mà còn không thoải mái.
– Tuyệt đối không tìm cách cắt dây thanh quản của chó vì đây là một hành vi phi đạo đức và nhân đạo.
Tổng kết: Có thể thấy, hành vi sủa là cách giao tiếp của cún cưng với bạn. Một số giống chó như Poodle, Phốc Sóc, Chihuahua, Corgi… thường có xu hướng “nhiều lời”. Bạn cần huấn luyện cún từ nhỏ, hạn chế việc cún cứ kêu là đòi được. Vì sẽ hình thành thói quen xấu rất khó sửa đổi đó nha. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc các bé.
Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”