Không tìm thấy trang này – AZPET https://azpet.com.vn Fri, 09 Feb 2024 14:24:02 +0000 vi hourly 1 https://azpet.com.vn/wp-content/uploads/2021/05/favicon-3-100x100.png Không tìm thấy trang này – AZPET https://azpet.com.vn 32 32 Ký Sinh Trùng Máu Ở Chó – Căn Bệnh Không Thể Khỏi 100% https://azpet.com.vn/ky-sinh-trung-mau-o-cho-can-benh-khong-the-khoi-han/ https://azpet.com.vn/ky-sinh-trung-mau-o-cho-can-benh-khong-the-khoi-han/#respond Tue, 11 Oct 2022 05:07:55 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21851 Ký sinh trùng máu ở chó là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời cún sẽ chết nhanh chóng do mất máu. Thêm vào đó, bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Điều trị chỉ giúp bé cưng khỏi về mặt triệu chứng. Còn việc loại hết tất cả mầm bệnh ra khỏi cơ thể là điều khó có thể làm được.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh trùng máu ở chó

  • Chó bị nhiễm bệnh đùa giỡn cắn nhau với chó khỏe mạnh
  • Bệnh truyền qua ký chủ trung gian là loài ve, rận và bọ chét. Những loài ngoại ký sinh trùng này sẽ hút máu của những chú chó bị bệnh ký sinh trùng máu rồi nhảy sang con vật khoẻ mạnh khác để tiếp tục hút máu và truyền bệnh.

>> Xem Ngay: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Ve, Rận Ở Chó Mèo

  • Do di truyền
  • Chó đã từng bị bệnh ký sinh trùng máu chủng Babesia, Ehrlichia canis, Anaplasma, Trypanosoma – tái nhiễm trở lại

2. Triệu chứng bệnh ký sinh trùng máu ở chó

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng hai tuần, nhưng các triệu chứng thường không rõ ràng. Đặc biệt một số trường hợp chó ủ bệnh vài tháng đến vài năm. Kí sinh trùng lây nhiễm và tái tạo trong các tế bào hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu trực tiếp và phá hủy hệ miễn dịch.

Chó nằm mệt
Bỏ ăn, mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nên bạn cần theo dõi sát sao
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi, thở gấp hơn, ngủ nhiều hơn do ảnh hưởng của việc thiếu oxy trong máu
  • Chán ăn
  • Sốt cao bất thường
  • Nước tiểu vàng đục
  • Da vàng
  • Bị sụt cân
  • Nôn mửa và tiêu chảy.
  • Các triệu chứng thần kinh (ví dụ trầm cảm, liệt, …)
  • Vạch phần mép miệng lên sẽ thấy nướu lợi màu trắng đến tím tái nhợt nhạt. Ấn nhẹ nướu không có sự đàn hồi cũng như máu tụ lại
  • Chó bị chảy máu mũi

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

3. Điều trị ký sinh trùng máu ở chó

Hầu hết cún mắc bệnh kí sinh trùng đường máu đều có thể điều trị ngoại trú với sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nhưng một số bệnh cún nặng, đặc biệt là những bệnh cún cần điều trị bằng dịch truyền hoặc truyền máu, nên được nhập viện. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ đo lại lượng ký sinh trùng trong máu của cún thông qua các xét nghiệm.

chó bị mất sức
Bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn một phòng khám uy tín

Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn phòng khám uy tín đáng tin cậy vì đây là một căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến nhanh khiến cún mất máu. Đồng thời nắm được những lưu ý khi đến phòng khám để bé hồi phục nhanh, không bị lây chéo bệnh truyền nhiễm parvo, carre nhé!

>> Xem Ngay: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

Lưu ý: Bệnh có thể tái phát bệnh trong bất cứ tình trạng nào như chó bị căng thẳng, chó hệ miễn dịch kém. Bé cần được nghỉ ngơi ở một không gian yên tĩnh, chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ thú y.

Điều quan trọng nhất là cần loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm lại với ve, rận, bọ chét. Bởi lúc này thể trạng chó chưa hồi phục hoàn toàn nên tái nhiễm sẽ rất nguy hiểm.

4. Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng máu ở chó

chó chơi ngoài trời
Chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp sẽ giúp cún luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt

Ký sinh trùng đường máu là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chó nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi vậy mà bạn cần lưu ý phòng bệnh bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây:

  • Định kỳ cần diệt ve, bọ chét bám trên cơ thể cún, vật nuôi khác trong nhà và môi trường xung quanh nhà

>>> Cần Biết: 2 Phương Pháp Tiêu Diệt Ve, Rận Tận Gốc Ở Chó Mèo

  • Cho cún chơi ở nơi khô thoáng sạch sẽ. Hạn chế cún chui vào nơi ẩm ướt, rậm rạp. Đặc biệt vào vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là mùa sinh sản của ve, bọ chét.
  • Cần lưu ý cho chó tiêm phòngtẩy giun đầy đủ. Nếu đồng thời mắc bệnh truyền nhiễm (parvo, carre) và giun sán, chắc chắn cún sẽ không qua thể qua khỏi.
  • Thường xuyên tắm rửa và giữ cho cơ thể chó luôn thơm tho sạch sẽ.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp cún luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
  • Hạn chế cho tiếp xúc với chó mèo lạ

Tổng kết: Vừa rồi, AZPET đã giới thiệu những kiến thức cần nắm được về bệnh ký sinh trùng máu ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố thêm nền tảng vững cho quá trình chăm sóc bé cưng. Hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và không gian sống sạch sẽ cho cún và chính bạn nhé!

>> Cần Biết: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

]]>
https://azpet.com.vn/ky-sinh-trung-mau-o-cho-can-benh-khong-the-khoi-han/feed/ 0
Bệnh Răng Miệng Ở Chó – Tuyệt Đối Không Nên Ngó Lơ https://azpet.com.vn/benh-rang-mieng-o-cho-tuyet-doi-khong-nen-ngo-lo/ https://azpet.com.vn/benh-rang-mieng-o-cho-tuyet-doi-khong-nen-ngo-lo/#respond Sun, 09 Oct 2022 03:38:19 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21784 Bệnh răng miệng ở chó là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến. Cứ 10 chú chó thì 8 bé sẽ mắc căn bệnh này khi được 2 tuổi. Các yếu tố gây bệnh răng miệng ở chó có thể kể đến như: tuổi tác, chế độ ăn uống, cách chăm sóc…

1. Dấu hiệu chó đang gặp vấn đề răng miệng:

răng miệng của chó
Hôi miệng là vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở chó
  • Hơi thở hôi
  • Gặp khó khăn khi ăn uống, chán ăn và ăn ít hơn
  • Rụng răng hoặc răng lung lay
  • Lấy chân chạm vào miệng hoặc cọ xát miệng xuống đất,…
  • Cao răng vàng hoặc nâu trên răng
  • Chảy máu lợi hoặc nướu đỏ (hoặc có máu trên đồ chơi nhai hoặc trong bát thức ăn và nước)
  • Chảy nước dãi quá mức
  • Cáu gắt, khó chịu
  • Sụt cân
  • Viêm trong miệng, đau miệng

>> Cần Biết: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

2. Các bệnh răng miệng phổ biến ở chó:

2.1 Mảng bám

Thức ăn thừa và một số chất trong nước bọt của chó tích tụ lâu ngày trên răng tạo thành những mảng bám. Khi bệnh tiến triển nặng, vi khuẩn xâm nhập vào ổ răng – gây ảnh hưởng đến nướu, dây chằng. Dần dần bệnh diễn tiến thành viêm nha chu.

2.2 Cao răng

corgi bỏ ăn
Chó ăn các loại hạt giá rẻ thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe

Các chất khoáng từ nước bọt cùng với mảng bám hình thành cao răng và bám chặt vào răng. Cao răng gây kích ứng và là nguyên nhân gây viêm nướu/lợi. Dấu hiệu có thể thấy là phần lợi chân răng bị đỏ lên đi kèm với hôi miệng. Hạn chế cho chó ăn những loại hạt độn bột thịt, bột ngô nhiều. Vì không mang lại giá trị dinh dưỡng cao và chó có xu hướng mắc bệnh này khi ăn hạt kém chất lượng.

2.3 Viêm nướu

Viêm nướu ở chó được xem là giai đoạn sớm nhất của bệnh nha chu. Khi bị viêm nướu, chó cảm thấy khó khăn khi ăn, nhai hoặc nuốt thức ăn. Ban đầu vùng nướu sẽ viêm và sưng đỏ sau đó chân răng và nướu sẽ bị chảy máu và có thể có dịch mủ. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp thì răng, nướu và xương ổ răng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng thậm chí là nhiễm khuẩn máu (giai đoạn 4 của bệnh nha chu).

2.4 Bệnh nha chu

khám răng miệng cho chó
Bệnh nha chu cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời

Khi mảng bám, cao răng và vi khuẩn tích tụ trên răng bên trên và bên dưới đường viền nướu, chúng làm viêm các mô nâng đỡ răng, khiến nướu và răng thoái hóa.

Giai đoạn 1: Viêm nướu, phần trên của nướu bị viêm và sưng đỏ, có vôi bám ở răng. Giai đoạn này bệnh sẽ dễ dàng chữa khỏi hơn nếu phát hiện và có các biện pháp chăm sóc kịp thời.

Giai đoạn 2: Viêm mô quanh răng mức độ nhẹ, phần nướu ôm sát răng bị viêm và sưng đỏ và có mùi hôi.

Giai đoạn 3: Lúc này nướu đã bị nhiễm khuẩn, cao răng hình thành bắt đầu phá hủy nướu, khiến nướu chảy máu

Giai đoạn 4: Viêm mô mức độ nặng, nhiễm khuẩn trong thời gian dài sẽ khiến cho nướu, răng và xương ổ răng bị phá hủy nghiêm trọng.

2.5 Sâu răng

Sâu răng ở chó là tình trạng các mô cứng của răng bị sâu do các vi khuẩn đường miệng trên bề mặt răng gây ra. Sâu răng có thể gây ảnh hưởng đến thân hoặc chân răng của chó. Sâu răng được phân loại thành sâu răng tại các hố rãnh, sâu trên bề mặt răng hoặc sâu chân răng.

3. Lưu ý khi điều trị bệnh răng miệng ở chó: 

Cách điều trị bệnh răng miệng ở chó sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và mức độ nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ chó mắc một trong các bệnh lý về răng miệng kể trên, bạn cần liên hệ phòng khám thú y uy tín, đáng tin cậy. Không nên tự ý điều trị tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Đảm bảo tuân thủ liều lượng và cho bé uống thuốc đúng giờ.
  • Cho ăn thức ăn dạng lỏng, mềm giúp dễ tiêu hoá, ngăn thức ăn đọng lại trong các vết thương và bổ sung nước. Tips: Bạn có thể nấu cháo bí đỏ, cà rốt và thịt băm cho bé. Tuyệt đối không thêm gia vị, dầu mỡ.
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng bàn chải dành riêng cho chó.
  • Bổ sung gel dinh dưỡng giúp chó không bị thiếu chất, suy nhược cơ thể.
  • Cho cún tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ

>> Cần Biết: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

4. Cách phòng tránh bệnh răng miệng ở chó:

Duy trì thói quen chăm sóc đều đặn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh răng miệng ở chó.

chải răng cho chó
Định kỳ tuần 1-2 lần, bạn hãy chải răng cho bé cún nhé
  • Răng của các bé cần được làm sạch 2 lần mỗi năm, chụp X-Quang, đánh bóng và loại bỏ răng bị bệnh khi cần thiết. Chụp X-Quang rất quan trọng vì có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường về bệnh răng miệng ở chó.
  • Cho chó ăn xương làm sạch khoang miệng, có tác dụng mài răng và làm sạch khoang miệng. Nên cho bé gặm những tảng xương lớn. Lưu ý không cho chó gặm xương gà chưa qua xử lý vì có thể gây hóc, tổn thương hệ tiêu hóa.
  • Làm sạch răng miệng 1-2 lần/ 1 tuần bằng bàn chải chuyên dụng
  • Có thể sử dụng các sản phẩm bánh thưởng làm sạch răng, các sản phẩm dạng xịt, uống nếu chó không hợp tác khi đánh răng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Lee Webster, Tropiclean…
  • Luôn chú ý đến sức khỏe của chó và đưa đi kiểm tra ở bác sĩ thú y thường xuyên.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực bát ăn uống của bé

Tổng kết: Trên đây, AZPET đã giới thiệu đến các bạn dấu hiệu, bệnh thường gặp, lưu ý khi điều trị và cách phòng tránh bệnh răng miệng ở chó. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích trong quá trình chăm sóc cún cưng của bạn. Hãy để lại thắc mắc cũng như ý kiến của bạn ở dưới phần bình luận nhé!

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

]]>
https://azpet.com.vn/benh-rang-mieng-o-cho-tuyet-doi-khong-nen-ngo-lo/feed/ 0
Bệnh Răng Miệng Ở Mèo – “Sát Thủ” Âm Thầm https://azpet.com.vn/benh-rang-mieng-o-meo/ https://azpet.com.vn/benh-rang-mieng-o-meo/#respond Fri, 07 Oct 2022 08:35:32 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21774 Bệnh răng miệng ở mèo gây ra nhiều khó chịu, đau đớn, tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống. Thêm vào đó, mèo có thể bị gãy hoặc rụng răng, áp xe chân răng, có khối u ở miệng… Mèo thường có xu hướng giấu cơn đau rất giỏi. Bệnh phát triển âm thầm theo thời gian và rất khó phát hiện khi mới bắt đầu.

1. Dấu hiệu mèo đang gặp vấn đề răng miệng:

Mèo có cao răng
Cao răng thường xuất hiện khá sớm ở mèo
  • Hơi thở hôi
  • Gặp khó khăn khi ăn uống, chán ăn và ăn ít hơn
  • Rụng răng hoặc răng lung lay
  • Lấy chân chạm vào miệng hoặc cọ xát miệng xuống đất,…
  • Cao răng vàng hoặc nâu trên răng
  • Chảy máu lợi hoặc nướu đỏ (hoặc có máu trên đồ chơi nhai hoặc trong bát thức ăn và nước)
  • Chảy nước dãi quá mức
  • Cáu gắt, khó chịu
  • Sụt cân
  • Viêm trong miệng, đau miệng

>> Cần Biết: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

2. Các bệnh răng miệng phổ biến ở mèo:

2.1 Răng mèo có mảng bám

Thức ăn thừa và một số chất trong nước bọt của mèo tích tụ lâu ngày trên răng tạo thành những mảng bám. Khi bệnh tiến triển nặng, vi khuẩn xâm nhập vào ổ răng – gây ảnh hưởng đến nướu, dây chằng. Dần dần bệnh diễn tiến thành viêm nha chu.

2.2 Mèo có cao răng

mèo ăn hạt
Đừng cho mèo ăn những loại hạt giá rẻ, độn chứa nhiều tinh bột

Những chất cặn này là hỗn hợp của mảng bám, vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn và muối khoáng. Cao răng xâm chiếm khoảng trống giữa các răng và giữa nướu. Mèo trên 3 tuổi và mèo ăn thức hạt kém chất lượng thường có xu hướng mắc bệnh này.

2.3 Mèo bị viêm nướu/ lợi

kiem tra rang cua meo
Viêm lợi, viêm nha chu là hai căn bệnh răng miệng phổ biến ở mèo

Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi – có thể xuất hiện ở một vùng hoặc toàn bộ khoang miệng bao gồm nướu răng, hầu họng và lưỡi. Khi bệnh nặng hơn sẽ làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng, gây viêm niêm mạc ổ răng.

Nguyên nhân chính của viêm nướu là do nhiễm trùng gây ra bởi bởi virus hoặc vi khuẩn. Pasteurella multocida và Tannerella forsythia là hai loại vi khuẩn có liên quan đến viêm nướu ở mèo. Ngoài ra, các loại virus gây suy giảm miễn dịch và giảm bạch cầu ở mèo cũng khiến mèo bị viêm nướu.

2.4 Mèo bị viêm nha chu

Bệnh nha chu là một bệnh khá phổ biến trên mèo. Tỷ lệ mèo mắc bệnh nhiều hơn cả bệnh béo phì, bệnh thận hoặc các bệnh thường gặp khác trên mèo như bệnh nấm da, rụng lông, biếng ăn,… Khi mèo được 3 tuổi, hầu hết đều có vấn đề nha chu, mặc dù trước đó đã có những dấu hiệu bất thường nhưng chủ nuôi thường bỏ qua. Các mảng bám và cao răng được tích tụ trên răng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu ở mèo.

2.5 Mèo bị viêm/ loét miệng

Viêm hay loét các mô trong khoang miệng sẽ gây nhiều đau đớn cho mèo. Bệnh có thể xuất hiện khá sớm khi mèo chưa được 1 tuổi. Mèo bị viêm có lợi/ nướu sưng tấy, đỏ thường chán, bỏ ăn do các vết viêm loét này. Nếu không điều tri kịp thời, mèo có thể suy dinh dưỡng, kiệt sức và thậm chí là tử vong.

2.6 Áp-xe chân răng

Áp xe chân răng làm mèo đau đớn và sưng hàm. Chỗ viêm nhanh chóng lan rộng ra các mô xung quanh. Mèo có biểu hiện bị sưng mặt, mắt lồi ra ngoài, giảm cảm giác thèm ăn, hay gãi tay lên mặt. Cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ áp xe, nhổ răng, rút tủy, điều trị nhiễm trùng và kiểm soát cơn đau.

2.7 Nấm miệng

Bệnh nấm miệng ở mèo là phản ứng viêm của nướu và niêm mạc. Vi khuẩn và cao răng là nguyên nhân gây bệnh chính. Cũng có thể là do thú cưng ăn phải thức ăn sắc nhọn (như xương gà, xương cá…) hoặc bị vật lạ cắt qua niêm mạc miệng dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, không vệ sinh sạch sẽ khay đựng thức ăn, đồ uống cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo bị nấm miệng.

3. Lưu ý khi điều trị bệnh răng miệng ở mèo:

mèo ăn thức ăn ướt
Mèo bị bệnh răng miệng cần được chăm sóc đặc biệt

Cách điều trị bệnh răng miệng ở mèo sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và mức độ nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ mèo mắc một trong các bệnh lý về răng miệng kể trên, bạn cần liên hệ phòng khám thú y uy tín, đáng tin cậy. Không nên tự ý điều trị tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Đảm bảo tuân thủ liều lượng và cho bé uống thuốc đúng giờ.
  • Cho ăn thức ăn dạng lỏng, mềm giúp dễ tiêu hoá, ngăn thức ăn đọng lại trong các vết thương và bổ sung nước. Bạn có thể nấu cháo bí đỏ, cà rốt và thịt băm cho mèo. Lưu ý: mèo không tiêu hóa được tinh bột nên bạn không nên cho ăn quá nhiều cơm/ cháo. Tuyệt đối không thêm gia vị, dầu mỡ.
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau khi mèo ăn xong bằng bàn chải dành riêng cho mèo.
  • Bổ sung gel dinh dưỡng giúp mèo không bị thiếu chất, suy nhược cơ thể.
  • Cho mèo tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ

>> Cần Biết: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

4. Cách phòng tránh bệnh răng miệng ở mèo:

Duy trì thói quen chăm sóc đều đặn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh răng miệng ở mèo.

  • Răng của các bé cần được làm sạch 2 lần mỗi năm, chụp X-Quang, đánh bóng và loại bỏ răng bị bệnh khi cần thiết. Chụp X-Quang rất quan trọng vì có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường về răng miệng ở mèo.
  • Làm sạch răng miệng của mèo 1-2 lần/ 1 tuần bằng bàn chải chuyên dụng
  • Tuyệt đối không cho mèo ăn xương cá, xương gà. Chỉ nên cho mèo ăn nước hầm xương.
  • Tuân thủ đúng lịch tiêm chủng vì virus có thể gây viêm nướu/ lợi. Đừng chủ quan vì nghĩ rằng mèo chỉ nuôi nhốt trong nhà.
  • Có thể sử dụng các sản phẩm bánh thưởng làm sạch răng, các sản phẩm dạng xịt, uống nếu mèo không hợp tác khi đánh răng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Lee Webster, Tropiclean…
  • Luôn chú ý đến sức khỏe của mèo và đưa đi kiểm tra ở bác sĩ thú y thường xuyên.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực bát ăn uống của mèo

Tổng kết: Trên đây, AZPET đã giới thiệu đến các bạn dấu hiệu, bệnh thường gặp, lưu ý khi điều trị và cách phòng tránh bệnh răng miệng ở mèo. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích trong quá trình chăm sóc mèo cưng của bạn. Hãy để lại thắc mắc cũng như ý kiến của bạn ở dưới phần bình luận nhé!

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

 

]]>
https://azpet.com.vn/benh-rang-mieng-o-meo/feed/ 0
2 Phương Pháp Tiêu Diệt Ve, Rận Tận Gốc Ở Chó Mèo https://azpet.com.vn/2-phuong-phap-tieu-diet-tan-goc-ve-ran-o-cho-meo/ https://azpet.com.vn/2-phuong-phap-tieu-diet-tan-goc-ve-ran-o-cho-meo/#respond Mon, 03 Oct 2022 10:27:47 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21683 Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc, dấu hiệu và các loại ve, rận ở chó mèo. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 2 phương pháp tiêu diệt ve, rận an toàn, hiệu quả: phương pháp tự nhiên và sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên biệt. Cũng như cách thức để phòng tránh ve, rận tối đa nhất.

>> Xem thêm: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Ve, Rận Ở Chó Mèo

1. Phương pháp tự nhiên để diệt ve, rận

Vỏ, cam chanh

cong dung cua vo cam
Vỏ cam, chanh, bưởi rất hiệu quả trong việc diệt ve, rận

Dùng vỏ cam, chanh, bưởi để nấu nước tắm hoặc ngâm các loại vỏ này trong nước sôi qua đêm. Sau đó chiết ra một cái bình nhỏ và sử dụng để xịt vào lông của thú cưng hằng ngày nhé.

Long não

Ngâm long não vào nước, chờ hòa tan hết hết rồi cho vào bình và xịt trực tiếp lên thú cưng cưng của bạn. Sau đó tắm lại cho chó lại bằng nước sạch.

Tinh dầu

Các loại tinh dầu trị ve, rận hiệu quả là tinh dầu hoa phong lữ, tinh dầu tràm, tinh dầu bưởi,…Bạn có thể xịt tinh dầu trực tiếp lên thú cưng và xịt lên những chỗ bé hay nằm như thảm, góc nhà.

Giấm táo

Pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1, thêm chút muối trắng rồi xịt lên lông. Để tăng cao hiệu quả diệt ve, bạn nên trộn giấm táo vào trong thức ăn của chó.

Muối

Dùng nước muối pha loãng để rửa trôi hoặc dùng bông sạch thấm nước muối và lau vùng da, vết thương bị ve, rận cắn giúp cho vết thương luôn sạch và nhanh lành lại.

Đồng thời bạn có thể rắc muối vào khu vực có nhiều ve chó. Muối có tính sát khuẩn cao sẽ làm cho ve yếu đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng muối để tắm cho chó.

Một số loài cây

cay huong thao phong tri ve ran
Các loại cây có tinh dầu vừa thanh lọc không khí vừa giúp phòng ngừa ve, rận

Bạn có thể trồng các loại cây như: Cây hương thảo, cây húng quế, cây bạc hà, hoa oải hương, sả, cỏ xạ hương chanh,… Bạn có thể trồng chúng ở vườn, trước sân nhà, ban công hoặc trong các chậu cây nhỏ để trong phòng ngừa đều hiệu quả.

2. Sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên biệt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm với phương thức điều trị dạng uống, tắm, xịt, vòng cổ, nhỏ gáy và tiêm. AZPET sẽ liệt kê một số sản phẩm nổi tiếng, điều trị hiệu quả để các bạn tham khảo. Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y để sử dụng và kết hợp các phương thức điều trị này nhé! Bạn có thể mua các sản phẩm này tại PetXanh địa chỉ 59 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Cách 1 – Sử dụng các loại sữa tắm trị ve, rận như: Modern Pet Gel Plus, Vime Shampoo, Davis Flea & Tick Shampoo, Budle’Budle Flea & Tick Shampoo, Hantox,…

Cách 2 – Sử dụng thuốc xịt: Frontline Spray, Vime Frondog

Cách 3 – Sử dụng thuốc uống: Bravecto, Nexgard là 2 dòng sản phẩm được tin tưởng và sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Cách 4 – Sử dụng thuốc nhỏ gáy: Frontline Plus, Revolution,  Broadline (cho mèo), Advocate

Cách 5 – Sử dụng vòng cổ:  Fleadom, Bioline, Kiltix. Phương thức này có thể không hiệu quả cao như các phương thức khác.

Cách 6 – Tiêm thuốc: AZPET khuyến cáo bạn không nên dùng phương pháp này vì sẽ có tác dụng phụ

3. Cách thức phòng ve, rận ở chó mèo

Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo

Tắm cho chó
Giữ thân thể sạch sẽ còn giúp phòng ngừa các bệnh về da

Nên tắm cho chó, mèo 1 tuần khoảng 2 lần vào mùa hè. Khi tắm, cần chú ý kỹ các vị trí như tay hay các kẽ chân,…Vì đó là những nơi ve, rận thường có nhiều nhất, nên tắm, vệ sinh kỹ từ trên xuống.

Tuy nhiên vào mùa đông, bạn cần hạn chế thời gian tắm, lau người sạch sẽ với khăn. Nếu bé quá bẩn và hôi thì nên đưa bé tới spa cho thú cưng.

Đảm bảo chỗ ở sạch sẽ, không có ve, rận 

Việc bạn để chó, mèo ở những nơi không bảo đảm vệ sinh, tù túng, ẩm ướt sẽ khiến khả năng chúng bị ve, rận tấn công nhiều hơn. Bởi vậy, nên đảm bảo chỗ ăn ở sạch sẽ cho chúng. Định kỳ vệ sinh khử trùng để không gian sống của bạn và bé thêm trong lành, sạch sẽ.

>> Xem thêm: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng

Cách ly với chó mèo khác

cách ly mèo với chó
Cần cách ly các bé để tránh lây nhiễm chéo ve, rận

Nếu nhà bạn nuôi nhiều hơn 1 bé thú cưng, hãy lập tức cách ly bé còn lại. Vì ve, rận có thể nhảy/ rơi ra ngoài chủ thể và chui rúc vào các ngóc ngách trong nhà

Hạn chế bụi cây, bụi rậm

Chó, mèo thích khám phá nên rất thích chui vào những chỗ rậm rạp, ẩm ướt. Bạn nên hạn chế chó, mèo tiếp cận những khu vực này. Nếu các bé lỡ chui vào thì cần vệ sinh thân thể ngay và theo dõi thêm.

Tắm nắng

Ve, rận rất ghét ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên cho các bé tắm nắng vào buổi sáng sớm ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, ánh nắng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho chó, mèo như: tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh tật, tăng lưu thông máu,…

Tổng kết: Trên đây, AZPET đã chia sẻ tới các bạn 2 phương pháp tiêu diệt ve, rận ở chó mèo tận gốc. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp các phương thức kể trên để đạt được hiệu quả cao nhất. Đừng quên áp dụng các cách phòng ngừa ve, rận bọ chét nhé.

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

 

 

]]>
https://azpet.com.vn/2-phuong-phap-tieu-diet-tan-goc-ve-ran-o-cho-meo/feed/ 0
Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Ve, Rận Ở Chó Mèo https://azpet.com.vn/tat-ca-nhung-gi-ban-can-biet-ve-ve-ran-o-cho-meo/ https://azpet.com.vn/tat-ca-nhung-gi-ban-can-biet-ve-ve-ran-o-cho-meo/#respond Mon, 03 Oct 2022 10:26:46 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21675 Ve, rận ở chó mèo là nỗi ám ảnh đối với mọi chủ nuôi. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thú cưng mà chúng còn cắn, hút máu và ký sinh trên người, đặc biệt nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn cần trang bị kiến thức dưới đây để bảo vệ gia đình bạn và thú cưng nhé!

1. Nguồn gốc của ve, rận:

bọ chét ở chó
Ve chó có màu nâu đậm với 8 chân

Hầu hết các loại ve, rận ở chó mèo đều bắt nguồn từ tự nhiên chứ không có sẵn trên cơ thể vật nuôi. Chúng rất thích các khu vực nóng ẩm, rậm rạp và không có ánh nắng mặt trời,…

Ve, rận xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng 3 tới tháng 4. Thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho chúng sinh sôi nảy nở. Trứng ve sẽ phát triển thành ấu trùng => nhộng => ve chó và nhảy vào cơ thể vật nuôi và ký sinh trên đó để hút máu. Sau khoảng 3 tuần ký sinh, chúng sẽ rời vật chủ để tìm môi trường khác và bắt đầu đẻ trứng.

Chó, mèo có thể bị nhiễm ve, rận do tiếp xúc với vật nuôi khác. Hoặc khi tiếp xúc với trứng ve, rận ở trong môi trường.

2. Dấu hiệu ve, rận ở chó mèo:

  • Gãi nhiều, cọ sát vào các vật cứng hoặc dùng răng cắt vào da
  • Da đỏ và bị kích ứng
  • Lông bị khô hoặc lông mỡ
  • Rụng lông – thường là các khu vực cổ, tai, lưng trên và háng
  • Bị thiếu máu
  • Bị gầy gò, giảm cân nặng, ốm yếu và phát triển không đúng kích thước so với loài.
  • Xuất hiện nhiều chấm đen li ti ở chân lông

3. Các loại ve, rận ở chó mèo:

phan biet ve ran o cho meo

Bọ chét/ rận (Flea) ở chó mèo

Bọ chét hay còn gọi là rận khi trưởng thành nhìn như một chấm đen nhỏ hoặc nâu sẫm kích thước tầm trung và có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt. Chúng có đôi chân dài có thể nhảy bật lên và di chuyển rất nhanh, thường tập trung nhiều ở phần cổ gáy, lưng hay bụng để đốt, hút máu và đẻ trứng.

Nhận biết chó mèo của bạn đã bị lây bọ chét qua những chấm đen trắng, muối tiêu trên lông và da của chúng. Những chấm này là trứng bọ chét (màu trắng) và phân bọ chét ( màu đen).

Nếu bắt bọ chét bằng tay, giết chết chúng hoàn toàn bằng việc bóp nát cả phần đầu. Nếu chỉ bóp vỡ phần bụng khiến chúng không chết hẳn mà vẫn có thể hồi phục lại và tiếp tục sống.

Ve chó (Tick)

Đây là loài kí sinh dễ nhìn thấy bằng mắt thường nhất. Một con ve trưởng thành thường có 8 chân. Phần miệng của nó hút máu từ vật chủ cho đến khi bụng căng máu. Nguồn máu này giúp ve cái đẻ trứng. Sau đó vòng đời của ve tiếp tục tiếp diễn

Ve cái đến độ tuổi sinh sản, thường tự rơi khỏi vật chủ và tìm những nơi như là cũi chó, góc tường, góc sân để đẻ trứng. Trứng sau khi nở, phát triển qua các giai đoạn và tiếp tục trở lại hút máu trên chó khi trưởng thành.

Chúng bám trong và ngoài tai, ở các kẽ chân và đệm thịt, nách hay cổ của chó, ở những vị trí mà chó khó có thể gãi tới.

Ve mèo

Mèo hầu như không có những chú ve to mọng giống như chó. Nhưng đôi khi cũng có trường hợp ve chó cũng hút máu mèo.

4. Ve, rận có lây sang người không? Bị cắn có sao không?

ve ran can nguoi
Ve, rận cắn và hút máu người để lại những vết đỏ trên da

Ve, rận ở chó mèo có tập tính ký sinh lên cơ thể vật chủ và hút máu để sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, da chính là khu vực mà ve chó bám vào đầu tiên, chúng sẽ cắn và hút máu trên cơ thể người. Bạn sẽ cảm thấy đau, làn da trở lên đỏ, bị kích ứng, ngứa và gây sốt nặng.

Khi bị ve chó hút máu mà không phát hiện, xử lý kịp thời sẽ gây nên các triệu chứng như: khó thở, đau họng và thậm chí có thể gây tử vong.

Hi vọng những thông tin trên kể trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc, dấu hiệu, các loại ve, rận ở chó mèo. Vì đặc tính sinh sản nhanh nên ngay khi phát hiện ve, rận bạn hãy tiêu diệt chúng tận gốc nhé!

>>> Cần biết: Cách Tiêu Diệt Tận Gốc Ve, Rận Ở Chó Mèo

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

]]>
https://azpet.com.vn/tat-ca-nhung-gi-ban-can-biet-ve-ve-ran-o-cho-meo/feed/ 0
Giảm Bạch Cầu Ở Mèo – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị https://azpet.com.vn/giam-bach-cau-o-meo-can-biet-nhung-gi/ https://azpet.com.vn/giam-bach-cau-o-meo-can-biet-nhung-gi/#respond Fri, 30 Sep 2022 10:49:14 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21712 Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được gọi với các tên khác như: bệnh parvo mèo, bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo. Căn bệnh này có tính chất lây lan nhanh, xảy ra đột ngột, bỏ ăn, sốt, mất nước, nôn mửa và suy giảm bạch cầu. Khi mèo bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao (từ 50-90%).

1. Nguyên nhân gây giảm bạch cầu ở mèo:

Giảm bạch cầu ở mèo
Giảm bạch cầu là căn bệnh phổ biến, gây tử vong nhiều nhất ở mèo

Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất làm mèo bị giảm bạch cầu. Hai loại virus có thể gây ra tình trạng này là virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và virus màng bụng truyền nhiểm ở mèo (FIP). Những loại virus này có thể xâm nhập vào các tế bào bạch cầu, nhân đôi lên và do đó làm tăng lượng virus, giảm lượng bạch cầu. Virus giảm bạch cầu gây ra các triệu chứng viêm ruột rất nặng ở cả mèo con lẫn mèo trưởng thành. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày (một số trường hợp từ 5 – 9 ngày).

– Các nguyên nhân khác của bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo bao gồm:

  • Sức đề kháng yếu: Mèo con (từ 2 tháng đến 1 năm tuổi) và mèo chưa tiêm phòng thường có tỷ lệ mắc bệnh giảm bạch cầu cao do sức đề kháng kém. Mèo mẹ mang thai sức khỏe yếu hoặc sinh non cũng dễ mắc bệnh
  • Do tiếp xúc với mèo bệnh: Ăn chung, liếm lông, ngửi nhau, đi vệ sinh cùng chậu cát… đều khiến mèo bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, mèo bị giảm bạch cầu vẫn có thể tiếp tục đào thải virus ra môi trường xung quanh ngay cả khi đã khỏi bệnh (ít nhất là 6 tuần sau đó).
  • Nhiễm khuẩn: có thể gặp phải từ áp xe, nhiễm trùng đường hô hấp trên tới nhiễm trùng huyết.
  • Các bệnh về tủy xương hoặc virus có thể phá hủy tủy vì đây là nơi sản xuất các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm lượng bạch cầu.
  • Viêm tụy: Tuyến tụy bị viêm sẽ kéo các tế bào bạch cầu ra khỏi máu, do đó lượng bạch cầu trong máu mèo giảm.
  • Thuốc điều trị viêm khớp: Corticosteroid có thể làm giảm lượng bạch cầu trong máu mèo.
  • Căng thẳng: Khi mèo căng thẳng, lượng bạch cầu của chúng sẽ bị giảm do phản ứng của hệ miễn dịch gây ra.
  • Môi trường sống: cũng ảnh hưởng rất nhiều tới lượng bạch cầu của mèo. Ví dụ như các cơ sở giết mổ tồn tại nhiều vi khuẩn, virus. Đây là lý do khiến mèo nhiễm bệnh hơn.

2. Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo:

2.1. Giai đoạn giảm bạch cầu nhẹ ở mèo

mèo bị nôn
Mèo nôn mửa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Dấu hiệu: mất cân bằng, chao đảo, loạng choạng khi đi lại. Hai mắt lờ đờ, phản ứng chậm, sụp mí, quanh miệng có thể bị thâm đen.

Mèo bỏ ăn nằm mệt mỏi hoặc muốn nhưng không thể tự ăn. Bên cạnh đó, hơi thở và phân có mùi khó chịu hơn bình thường. Có thể sốt nhẹ và bị nôn mửa.

2.2. Giai đoạn giảm bạch cầu nhiều ở mèo

Vì tốc độ virus lây lan nhanh nên các giai đoạn cũng tiến triển rất nhanh. Mèo sẽ có dấu hiệu nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng, tiêu chảy cấp.

Mèo lúc này có phần nhìn ủ rũ, uể oải, sốt theo từng cơn, mắt sụp, lông của chúng sẽ dần rụng nhiều hơn. Bị chảy nước mắt và dãi chảy thành dòng có mùi hôi tanh. Mèo sẽ nằm một chỗ, đau và cứng cả cơ lẫn khớp.

2.3. Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo nguy cấp

Đây là giai đoạn bệnh trở nặng và chuyển biến nhanh. Mèo ở thời điểm này đã kiệt sức, rối loạn điện giải và mất nước trầm trọng. Mèo đi lại loạng choạng, run rẩy, lắc lư. Một số bắt đầu có triệu chứng động kinh, co giật và tử vong.

>>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

3. Phương pháp điều trị giảm bạch cầu ở mèo:

Với giảm bạch cầu ở mèo gây ra bởi virus – hiện nay chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Phương pháp được các bác sĩ thú y sử dụng phổ biến là tiêm kháng sinh cho mèo, bên cạnh đó dùng thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu cũng như truyền dịch để bổ sinh các kháng thể, vitamin,…

Hai ngày đầu tiên LÀ THỜI GIAN VÀNG để chữa bệnh, bệnh sẽ nhẹ, mèo khỏe nhanh.

>>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y? – Chủ Nuôi Nhất Định Phải Biết

Chó, mèo bị ốm bệnh
Mèo bị giảm bạch cầu bị mất nước rất nhanh nên cần theo dõi sát sao

Lưu ý khi chăm sóc, điều trị giảm bạch cầu ở mèo:

– Khi thấy có các dấu hiệu đặc trưng của giảm bạch cầu, cần đem ra phòng khám thú y hoặc gọi bác sĩ tới nhà test gấp. Càng chữa sớm bao nhiêu, càng tăng cơ hội sống cho bé bấy nhiêu. Trường hợp test không ra mà vẫn thấy triệu chứng tiếp diễn lâu ngày, nên test lại sau 3 ngày từ lần test đầu.

– Cần theo dõi thân nhiệt bé. Nếu bé đang sốt, cần giữ ấm bụng bằng cách lót khăn. Nếu bé không sốt hoặc bị hạ thân nhiệt, cần bật đèn sưởi.

– Nếu bé chảy nhiều dịch, dãi quá vì khó thở, bạn dùng khăn giấy khô mềm lau, thấm để bé sạch sẽ và cũng dễ thở hơn.

– Cho nhịn ăn, chỉ cung cấp nước vì các bé mất nước rất nhiều. Cần 1-2 tiếng/1 lần đều đặn bơm xi lanh combo nước điện giải + men tiêu hoá + đường glucose cho bé.

3. Phòng ngừa giảm bạch cầu ở mèo:

tiêm vacxin cho mèo
Đừng chủ quan khi nghĩ rằng mèo chỉ nuôi trong nhà – không cần tiêm

Tiêm phòng đầy đủ: Mèo con được 8 tuần tuổi cần tiêm vaccine ngừa bệnh. Cần tiêm các mũi nhắc lại đúng hẹn để vaccine có hiệu lực miễn dịch cao hơn.

>>> Cần Biết: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa

Không để mèo tiếp xúc với nguồn bệnh: Hạn chế để thú cưng tiếp xúc với nguồn bệnh: mèo hoang, mèo có nguy cơ hoặc dấu hiệu nhiễm bệnh, những nơi nghi ngờ có ổ bệnh. Với mèo mới về nhà, tốt nhất nên cách ly khoảng 1 tuần để theo dõi trước khi cho hòa nhập với thú nuôi trong nhà.

Chăm sóc sức khỏe mèo và chú ý vệ sinh môi trường sống: Định kỳ nên sử dụng chất khử trùng trong thú y để sát khuẩn nơi ở và vật dụng của mèo. Đồng thời bổ sung các loại vitamin, gel dinh dưỡng hỗ trợ tăng đề kháng để mèo cưng luôn khỏe mạnh.

Tổng kết: Trên đây, AZPET vừa chia sẻ với các bạn về căn bệnh được coi là Hung thần với mèo. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm và nắm được những kiến thức cực kỳ quan trọng khi chăm sóc. Đừng chủ quan nếu bạn không muốn mất đi người bạn 4 chân của mình nhé!

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

 

]]>
https://azpet.com.vn/giam-bach-cau-o-meo-can-biet-nhung-gi/feed/ 0
3 Nguyên Nhân Khiến Mèo Bỏ Ăn Và Cách Xử Lý https://azpet.com.vn/meo-bo-an-va-cach-xu-ly/ https://azpet.com.vn/meo-bo-an-va-cach-xu-ly/#respond Fri, 30 Sep 2022 04:42:53 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21569 Mèo là một sinh vật độc lập và thú vị. Đôi khi chúng ta sẽ không hiểu biểu hiện và hành vi của mèo là gì? Và bạn sẽ đặc biệt lo lắng khi mèo bỏ ăn phải không nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp nhé.

1. Mèo bỏ ăn do bệnh lý:

Nguyên nhân đầu tiên, bạn cần đặc biệt lưu ý là khi mèo bỏ ăn do ốm bệnh. Cũng giống như chó, mèo cũng có thể bỏ ăn do một số bệnh lý: giun sán, răng miệng, rối loạn tiêu hóa, bệnh virus và 1 số bệnh khác.

– Giun sán: Nội ký sinh trùng có thể khiến mèo bỏ ăn. Đi kèm với các triệu chứng khác thường của chất thải: mèo đi phân lỏng, có màu xanh hoặc vàng…

Chăm sóc răng cho mèo
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc đánh răng cho mèo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dạng xịt hoặc pha với nước uống

– Răng miệng: Mèo cũng dễ mắc bệnh răng miệng nếu không được chăm sóc thường xuyên

– Rối loạn tiêu hóa:  ăn đồ sống/ đồ nửa chín nửa sống, không hợp vệ sinh hoặc ăn phải đồ ăn ôi thiu, hết hạn là một số nguyên nhân khiến mèo nôn mửa, đi phân lỏng.

– Bệnh truyền nhiễm: FPV (Giảm bạch cầu), FIV (Hội chứng suy giảm miễn dịch), FIP (Viêm phúc mạc) đều là những căn bệnh nguy hiểm gây án tử cho mèo.

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

– Một số bệnh lý khác có thể bao gồm: hô hấp, búi lông ở ruột, nội tiết, gan nhiễm mỡ…

=> Khi mèo bỏ ăn đi kèm với các triệu chứng khác, bạn cần theo dõi và tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y đáng tin cậy. Tuân thủ lịch tẩy giun và tiêm phòng đầy đủ ngay cả khi bạn chỉ cho mèo ở nhà, không cho đi đâu.

>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa

2. Mèo bỏ ăn do cách cho tâm lý:

– Cho mèo ăn quá ngon ban đầu, khi cho ăn ít ngon hơn, mèo sẽ bỏ ăn

– Đồ ăn không hợp hoặc có vấn đề thường là nguyên nhân chính khiến mèo lười ăn

mèo chui rúc
Mèo cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi và tiếng ồn

– Mèo là loài vật không thích, thậm chí ghét sự thay đổi của môi trường sống. Nếu ngôi nhà mèo ở có những biến đổi như người lạ đến, xuất hiện những con vật nuôi khác. Hoặc đổi nơi ổ, đổi chủ… tất cả đều có thể khiến chúng không thoải mái và bỏ ăn.

– Đột ngột xa chủ nhân cũng là nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn.

>> Xem thêm: 7 Điều Mà Mèo Ghét – Bạn Có Biết?

Cách xử lý:

– Không quá nuông chiều và cho ăn ngon ngay từ đầu

– Chọn loại thực phẩm có mùi hấp dẫn

– Cho ăn thêm gel dinh dưỡng

– Cho ăn ít và kiên nhẫn chờ mèo ăn uống trở lại

– Cho mèo ăn trong bát có độ rộng đủ lớn, sâu để tránh việc râu chạm vào thành bát

– Giữ vệ sinh bát, khu vực ăn uống

>> Xem thêm: Bí Quyết Giúp Nhà Cửa Sạch Sẽ Khi Nuôi Thú Cưng

3. Mèo bỏ ăn do thời kỳ

Mèo bước vào thời gian động dục hoặc sa lơ có thể biếng hoặc bỏ ăn. Hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột, mèo chưa kịp thích nghi, mệt mỏi, bỏ ăn.

mèo ăn trong bát

Cách xử lý: Bạn không cần quá lo lắng, cho ăn ít, tăng lượng thịt, giảm lượng hạt. Cho ăn thêm gel dinh dưỡng và uống thêm nước điện giải/ đường gluco.

Tổng kết

Không phải ngẫu nhiên mà mèo được mệnh danh là Hoàng thượng. Đôi khi mèo bỏ ăn vì chúng thích và muốn như thế. Nhưng nếu về các vấn đề sức khỏe thì bạn cần đặc biệt lưu ý phát hiện và xử lý kịp thời nhé!

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

]]>
https://azpet.com.vn/meo-bo-an-va-cach-xu-ly/feed/ 0
Nguyên Nhân Chó Bỏ Ăn Và Cách Xử Lý https://azpet.com.vn/cho-bo-an-va-cach-xu-ly/ https://azpet.com.vn/cho-bo-an-va-cach-xu-ly/#respond Fri, 30 Sep 2022 04:04:06 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21567 Việc chó bỏ ăn sẽ khiến những chủ nuôi mới rất lo lắng. Nếu bạn tự tìm hiểu trên các hội nhóm facebook sẽ thấy 10 người mỗi người 1 ý. Vì vậy, rất dễ bị nhiễu loạn thông tin, không giải quyết được vấn đề. Để dễ hiểu AZPET sẽ tóm gọn trong 3 nguyên nhân chính và cách ứng phó trong từng trường hợp.

1. Chó bỏ ăn do bệnh lý:

Một số bệnh khiến chó kén, biếng và bỏ ăn như: giun sán, răng miệng, rối loạn tiêu hóa, bệnh virus…

– Giun sán: Khi chó đột nhiên có biểu hiện lười ăn, biếng ăn, có thể chó nhà bạn đã bị bệnh giun. Do thói quen ăn đồ chưa chín, đồ vứt xuống đất hoặc đồ ăn bẩn ôi thiu

– Răng miệng: Không vệ sinh răng miệng hàng ngày có thể gây nhiều bệnh như viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng…

– Rối loạn tiêu hóa: thường do ăn nhiều, ăn đồ lạ, đồ không được ăn bẩn, thay đổi nhiều loại thức ăn… Đây là bệnh nhẹ nhưng khá nguy hiểm vì khiến chó đi lỏng mất nước hoặc phân nát và dễ nhầm với các bệnh virus khác.

– Ký sinh trùng máu: nguyên nhân chủ yếu do ve, rận, bọ chét mang các loại ký sinh trùng đơn bào cắn. Bệnh chỉ có thể chữa khỏi về mặt triệu chứng và có thể tái nhiễm khi sức đề kháng của cún kém.

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

chó bị carre mất sức
Care và Parvo là 2 căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó

– Bệnh truyền nhiễm: Careparvo là 2 căn bệnh nguy hiểm nhất của chó, khiến chó mất mạng chỉ sau vài ngày nếu không được chăm sóc y tế tốt và được tiêm phòng một cách đầy đủ.
Ngoài các bệnh nguy hiểm và hay gặp ở trên thì cũng có các căn bệnh khác nhưng ít xảy ra hơn như cảm cúm, sổ mũi, sốt, viêm phổi, viêm gan, suy thận…cũng dẫn đến tình trạng chó nhịn ăn.

Cách xử lý: Phòng bệnh là cách tốt nhất để đảm bảo cún không mắc các bệnh lý trên. Bạn hãy chú ý đến bữa ăn và chăm sóc răng miệng hàng ngày, đừng quên tẩy giun và tiêm phòng định kỳ nhé.

>> Xem thêm: Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa

2. Chó bỏ ăn do cách cho ăn:

Đây là lý do phổ biến nhất ảnh hưởng đến hành vi của bé cún. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp:
– Cho ăn quá ngon >> Tạo thói quen chờ đồ mới rồi mới ăn, nhịn ăn để được ăn ngon
– Cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau >> Có thể gây rối loạn tiêu hóa
– Cho ăn nhiều đồ ăn vặt, cho ăn vặt nhiều lần trong ngày >> No lưng chừng, không hứng thú, không ăn hết bữa chính
– Đút miệng, mớm đồ ăn >> Tạo thói quen xấu, lười ăn nếu không được đút

=> Bốn sai lầm trên sẽ khiến cún hiểu rằng “mình là con đầu đàn”. Điều này cực kỳ tai hại vì bạn phải luôn nắm đóng vai trò này. Nếu không cún sẽ hư, thích làm theo ý mình và có thể trở nên hung hăng.
Hai lý do khác là: Thay đổi đột ngột giờ giấc ăn uống hoặc đồ ăn cũ, bát ăn bẩn.

huấn luyện chó
Bạn cần nghiêm túc huấn luyện, điều chỉnh lại hành vi của cún

Cách xử lý: Khi đã xác định được chó bỏ ăn không do bệnh lý, bạn hãy áp dụng kỷ luật trong từng bữa ăn để định hướng lại hành vi, giúp cún hiểu rằng bạn mới là “con đầu đàn”.

– Không cho ăn vặt, không cho ăn bữa phụ

– Cho ăn đúng giờ, đúng bữa (có thể là 2-3 bữa/ ngày)

– Áp dụng nguyên tắc “Không ăn – Cất đi, Ăn ít, giảm dần lượng ăn – Ăn tốt, tăng dần lượng ăn”. Cho lượng thịt nhiều hơn lượng hạt, trộn thật nhuyễn để cún không lựa được.

– Khi cún đói và thèm ăn, cún sẽ ăn ngoan và dần có kỷ luật trở lại. Lúc này bạn tăng dần lượng ăn đến khi trở lại bình thường.

– Bạn hãy nghiêm túc thay đổi cách nuôi dạy cún, không nuông chiều, không tạo thói quen xấu nhé.

3. Chó bỏ ăn do thời kỳ

chó ở nhà một mình

Cún bước vào thời gian động dục hoặc sa lơ có thể bỏ ăn. Hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột, cún chưa kịp thích nghi, mệt mỏi, bỏ ăn. Cũng có thể do cún bị stress, trầm cảm…

Cách xử lý: Bạn không cần quá lo lắng, cho ăn ít, tăng lượng thịt, giảm lượng hạt. Cho ăn thêm gel dinh dưỡng và uống thêm nước điện giải/ đường gluco.

Tổng kết: Có 3 nguyên nhân chính khiến chó bỏ ăn đó là: Do bệnh lý, cách cho ăn và do thời tiết, thời kỳ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xử trí thật tốt mỗi khi chó bỏ ăn. Nếu có thắc mắc, bạn hãy để lại comment. AZPET sẽ hỗ trợ các bạn nhanh nhất có thể.

Đừng quên xem các kiến thức chăm sóc thú cưng khác để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

]]>
https://azpet.com.vn/cho-bo-an-va-cach-xu-ly/feed/ 0
Cần Lưu Ý Gì Khi Tiêm Phòng Cho Chó Mèo Để Bảo Vệ Tối Đa https://azpet.com.vn/can-luu-y-gi-khi-tiem-phong-cho-cho-meo/ https://azpet.com.vn/can-luu-y-gi-khi-tiem-phong-cho-cho-meo/#respond Thu, 29 Sep 2022 08:37:51 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21279 Tiêm phòng rồi nhưng vẫn mắc parvo, care. Nhẹ thì: nôn mửa, sốt, nổi mề đay, phát ban, áp xe…Nặng thì: sốc phản vệ hoặc xuất hiện các triệu chứng thần kinh như rối loạn vận động, co giật, động kinh…

Tất cả những sự cố kể trên hoàn toàn có thể gặp phải nếu bạn không nắm rõ các nguyên tắc khi tiêm phòng. Vì vậy, nếu muốn thú cưng khỏe mạnh, được bảo vệ tối đa, bạn hãy theo dõi hết bài viết này nhé! 

1. Các trường hợp chống chỉ định tiêm 

– Chó mèo trong khoảng 10 ngày đầu khi mới đón về nhà

– Chó, mèo đang bị ốm bệnh, ủ bệnh, còi cọc suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng hoặc suy giảm hệ miễn dịch

>> Xem thêm: Cảnh Báo Bệnh Hô Hấp Của Chó Mèo

Chó mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như: nôn mửa, tiêu chả

bọ chét ở chó

– Chó, mèo mắc các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng như: Ve, bọ chét, giun sán

– Chó, mèo đang dùng kháng sinh để điều trị bệnh. 

– Chó, mèo có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.

– Chó, mèo có tình trạng suy chức năng nội tạng: suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan…

– Chó, mèo đang mang thai, mới sinh nở

– Chó, mèo chưa đủ tháng tuổi

2. Chuẩn bị trước khi tiêm

Trước khi chích ngừa, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của thú cưng trong 3 ngày rồi mới tiến hành. Sau đây là một số lưu ý:

Tắm cho chó
Nên tắm cho thú cưng một tuần trước khi tiêm

– Nên tắm cho thú cưng một tuần trước khi tiêm. Vệ sinh thân thể sạch sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Cho bé ăn thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc này giúp tăng cường miễn dịch, giúp việc tiêm phòng đạt hiệu quả hơn.

– Đừng quên mang sổ theo dõi sức khỏe nhé

– Chuẩn bị khu vực cách ly an toàn không tiếp xúc với các con vật khác để tránh nhiễm bệnh hoặc bị thương.

– Môi trường sống không có tác nhân gây stress như: môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, bụi nhiều, mùi hôi, ồn ào,…

– Tìm hiểu và lựa chọn phòng khám uy tín, đáng tin cậy vì có thể xảy ra một số tình huống như:

  • Tiêm không đủ liều
  • Kỹ thuật tiêm không đúng
  • Vaccine quá hạn, không đảm bảo chất lượng
  • Vaccine không đúng loại: Tiêm vaccine của chó cho mèo và ngược lại. 

3. Thời gian lý tưởng để tiêm phòng

Thời gian tiêm phòng tốt nhất là buổi sáng sớm, buổi chiều tối hoặc buổi tối. Nhiệt độ môi trường mát mẻ giúp thú cưng thoải mái, không bị stress. 

Ngược lại, chọn thời gian đầu giờ trưa hay đầu giờ chiều có thể sẽ làm thú cưng mệt hoặc sốc nhiệt. 

4. Chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm

Sau tiêm chủng, cho thú cưng ở lại theo dõi 15-30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Bạn đừng quên xem bài viết “Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Khám Thú Y” để phòng tránh việc bé bị lây bệnh truyền nhiễm nhé. 

– Sau khi tiêm xong cần chăm sóc bé tốt hơn, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng

– Kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, sữa, đồ tanh, hải sản ít nhất là 1 tuần.

– Không dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm trong vòng 14 ngày sau khi tiêm. Vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vacxin.

– Không cho tiếp xúc với thú cưng khác.

Cần đặc biệt lưu ý khi bé có biểu hiện nôn trong nhiều ngày
Cần đặc biệt lưu ý khi bé có biểu hiện nôn mửa, khó thở…

– Liên lạc với bệnh viện thú y nếu thấy có dấu hiệu bất thường như khó thở, nôn mửa, co giật…

>> Xem thêm: 9 Biểu Hiện Nguy Hiểm Cần Đưa Thú Cưng Đi Khám Thú Y Ngay

5. Lịch tiêm phòng khuyến cáo

LỊCH TIÊM VẮC XIN CHO CHÓ

(*) Các loại vắc xin:

– Vắc xin tổng hợp 5 bệnh gồm: Bệnh Care virus, Bệnh do Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Bệnh ho cũi chó, Bệnh phó cúm.

– Vắc xin tổng hợp 7 bệnh: Phòng 5 bệnh trên cộng thêm 2 bệnh Leptospira và Coronavirus.

Lịch tiêm vắc xin cho chó

Tuổi Chủng Vắc Xin Loại Vắc Xin Tiêm
6 tuần tuổi 1 mũi vacxin 5 bệnh
9 tuần tuổi 1 mũi vacxin 7 bệnh
12 tuần tuổi 1 mũi vacxin 7 bệnh 
Trên 4 tháng tuổi 1 mũi vacxin dại
Định kỳ hàng năm Nhắc lại 1 mũi vacxin 7 bệnh và 1 mũi vacxin dại 

LỊCH TIÊM VẮC XIN CHO MÈO

Vacxin cho mèo 4 bệnh gồm những bệnh: Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, Bệnh do Calicivirus, Bệnh Giảm bạch cầu và bệnh do vi khuẩn Chlamydia

Lịch tiêm vắc xin cho mèo

Tuổi Chủng Vắc Xin Loại Vắc Xin Tiêm
6 tuần tuổi 1 mũi vacxin 4 bệnh
9 tuần tuổi 1 mũi vacxin 4 bệnh
Trên 4 tháng tuổi 1 mũi vacxin dại
Định kỳ hàng năm Nhắc lại 1 mũi vacxin 4 bệnh và 1 mũi vacxin dại 

Tổng kết

Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa cho bé cưng của mình. Đừng quên theo dõi và tuân thủ đúng lịch tiêm chủng được khuyến cáo nhé. Nếu bạn có thắc mắc nào, đừng quên để lại bình luận, AZPET sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. 

=> Khám phá thêm các video Chăm sóc thú cưng khác tại đây

]]>
https://azpet.com.vn/can-luu-y-gi-khi-tiem-phong-cho-cho-meo/feed/ 0
Tại Sao Chó Mèo Bị Rụng Lông Nhiều? Bật Mí 6 Tips Hạn Chế Tình Trạng Này https://azpet.com.vn/tai-sao-cho-meo-bi-rung-long-nhieu-bat-mi-6-tips-han-che-tinh-trang-nay/ https://azpet.com.vn/tai-sao-cho-meo-bi-rung-long-nhieu-bat-mi-6-tips-han-che-tinh-trang-nay/#respond Thu, 29 Sep 2022 04:06:07 +0000 https://azpet.com.vn/?p=21519 Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một chủ đề muôn thuở – mà bạn sẽ gặp trong suốt quá trình nuôi thú cưng đó là Rụng lông. Lượng lông rụng thường phụ thuộc vào giống chó mèo, sức khỏe chung do thời tiết hoặc đến kỳ thời kỳ động dục/ sa-lơ. Cùng đi chi tiết hơn vào nguyên nhân và tìm hiểu một số tips giúp hạn chế tình trạng lông rụng khắp nơi nhé!

Nguyên nhân chó, mèo bị rụng lông nhiều 

– Thiếu chất dinh dưỡng: Khẩu phần ăn nghèo nàn, thiếu các dưỡng chất như: đạm, chất béo (omega 3), chất xơ, vitamin và khoáng chất là lý do khiến lông thú cưng không chỉ rụng mà còn xơ xác.

– Không chải lông thường xuyên

– Tắm quá nhiều hoặc quá ít 

bọ chét ở chó
Rụng lông thường xuất hiện khi chó, mèo bị ve, bọ chét cắn

– Do nhiễm nội/ ngoại ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn…

– Thú cưng bị stress hoặc trầm cảm

– Do các bé lười hoặc uống ít nước

– Do gen (bẩm sinh)

– Do thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, thay đổi thất thường

– Đến kỳ động dục ở bé đực và sa-lơ ở bé cái

6 tips giúp hạn chế lông rụng

Tip 1: Cải thiện chế độ ăn uống

Bát ăn cho chó mèo
Cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn ướt chiếm khẩu phần nhiều hơn

– Tăng dần dần lượng dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày. Không nên tăng đột ngột quá nhiều chất vì có thể khiến chó mèo gặp các vấn đề về tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…

– Hạn chế ăn nhiều tinh bột vì sẽ khiến lông bị bạc màu

– Cho ăn thêm gel dinh dưỡng, vitamin. Một số sản phẩm tham khảo như là: Megaderm, GimCat, GimDog…

– Có thể cho một chút dầu cá, dầu lanh, dầu dừa…vào khẩu phần ăn. Đặc biệt nếu sử dụng dầu dừa đúng cách còn giúp ngăn ngừa trị bọ chét và nhiều vấn đề về da khác.

– Cho uống nước luộc thịt (không nêm gia vị) để kích thích các bé uống nước nhiều hơn.

– Cho ăn pate hoặc các loại thức ăn ướt – tỷ lệ nước lên đến 78%

Tip 2: Chải lông hàng ngày

chải lông cho chó
Chải lông mỗi ngày cho chó mèo mang lại nhiều lợi ích

Không chỉ hạn chế lông rụng mà duy trì thói quen chải lông mỗi ngày còn giúp:

– Khơi thông tuần hoàn máu

– Phát hiện sớm các vấn đề da, bọ chét

– Tăng cường tình cảm, kết nối

Tip 3: Tắm đúng cách

– Vệ sinh kém không chỉ ảnh hưởng đến da và lông mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung của các bé và chính bạn. Nếu bạn quá bận rộn cũng nên đưa bé đến các spa thú cưng 1 tháng/ 1 lần nhé.

– Tắm quá nhiều sẽ làm lớp dầu tự nhiên trên da mất đi. Da càng khô hơn và tình trạng rụng lông càng nghiêm trọng hơn. 

=> Nhìn chung, chỉ cần tắm 2-3 lần/ tháng với cún, 1 lần/ tháng với mèo. Sau khi tắm nên sấy lông thật khô đảm bảo không còn ẩm trên da – tránh gây ngứa ngáy, nấm, ghẻ. Khi trời quá lạnh, bạn dùng khăn ẩm lau nhiều lần, bôi dầu dưỡng và sấy khô là đã giúp các bé sạch sẽ, thơm tho rồi.

Tip 4: Phòng bệnh ký sinh, nấm và vi khuẩn

tiêm cho chó thuốc kích thích
Cần nghiêm chỉnh tuân thủ lịch tẩy giun và tiêm chủng cho thú cưng

– Tuân thủ lịch tiêm chủngtẩy giun định kỳ

– Cho ăn chín, uống nước lọc. Hàng ngày vệ sinh bát, ăn uống

Vệ sinh khu vực ăn ở, ngủ nghỉ thường xuyên

– Duy trì và huấn luyện cho bé cưng thói quen sinh hoạt sạch sẽ

Tip 5: Chọn đúng lược chải lông

Mỗi giống chó mèo sẽ có độ dài lông, lớp lông khác nhau vì thế chọn đúng loại sẽ giúp bạn loại bỏ hiệu quả lông chết, lông xơ rối (nếu có).

Tip 6: Dành thời gian quan tâm, chăm sóc

Thường xuyên âu yếm, vuốt ve cũng như chơi đùa, đi dạo. Các hoạt động này không chỉ tăng cường kết nối mà còn giúp phòng tránh tình trạng stress, trầm cảm ở thú cưng. 

Tổng kết: Trên đây là một số nguyên nhân khiến chó mèo bị rụng lông nhiều và 6 tips hiệu quả giúp hạn chế tình trạng này. Nếu bạn thấy hữu ích hoặc muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hãy để lại bình luận nhé! 

>>> Xem thêm các kiến thức chăm sóc thú cưng hữu ích khác

>>> Khám phá ngay kênh Youtube của AZPET để biết thêm về “Chọn Mua Và Chăm Sóc Thú Cưng”

]]>
https://azpet.com.vn/tai-sao-cho-meo-bi-rung-long-nhieu-bat-mi-6-tips-han-che-tinh-trang-nay/feed/ 0